| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Đâu cũng thấy căn bệnh nan y!

Thứ Ba 13/11/2012 , 10:09 (GMT+7)

Theo thống kê sơ bộ số bệnh nhân (BN) trong xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đến khám bệnh tại Trạm y tế xã, sau đó chuyển lên BV tuyến trên để điều trị trong vòng 5 năm trở lại đây địa phương này đã có 41 trường hợp tử vong, chủ yếu là BN ung thư.

* Bệnh viện ung bướu quá tải

Theo thống kê sơ bộ số bệnh nhân (BN) trong xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đến khám bệnh tại Trạm y tế xã, sau đó chuyển lên BV tuyến trên để điều trị trong vòng 5 năm trở lại đây địa phương này đã có 41 trường hợp tử vong, chủ yếu là BN ung thư.

>> Bình Định có một làng... tử thần!



BV ung bướu Nghệ An quá tải khiến BN ung thư phải nằm kín hành lang

Có nhiều trường hợp chết còn rất trẻ như anh Nguyễn Duy Trường, trú tại xóm Luân Phượng, ung thư dạ dày chết khi mới 29 tuổi; anh Nguyễn Văn Đông ở xóm Đông Thượng bị ung thư gan chết khi mới 26 tuổi; chị Võ Thị Hoài, trú tại xóm Luân Phú, chết khi mới 20 tuổi vì ung thư tụy; cháu Lê Ngọc Tiến ở xóm Luân Phú bị ung thư máu, chết khi mới 4 tuổi...

Nhiều người dân xã Đồng Văn cho rằng BN ung thư xuất hiện ngày một nhiều ở địa phương có nguyên nhân từ việc ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm tại khu vực nằm xung quanh địa điểm đặt 2 kho thuốc BVTV có từ thời trước 1970. Hồi chiến tranh chống Mỹ, xã Đồng Văn là nơi sơ tán của 2 bệnh viện tuyến tỉnh (BV đa khoa và BV tâm thần). Để có nơi cất giữ nguồn thuốc diệt muỗi và xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực y tế, hai đơn vị này đã xây dựng 2 kho thuốc 666 và DDT. Một kho đặt tại đỉnh núi Rú Ông, thuộc xóm Luân Phượng và một kho (kiêm nhà xác của BV đa khoa Nghệ An) đặt trên đỉnh Rú Lều, thuộc xóm Phú Xuân.

Chiến tranh kết thúc, cả 2 kho thuốc này bị dỡ bỏ nên nguồn thuốc tồn dư lại trên nền đất đã bị nước rửa trôi, ngấm cả vào nguồn nước ngầm. Có nhiều gia đình đào giếng khơi sâu tới trên dưới 10 mét nhưng múc nước lên để sinh hoạt vẫn nồng nặc mùi thuốc sâu. Bà con cho rằng do cả 2 kho thuốc trừ sâu đều ở trên đỉnh núi, xung quanh là nhà dân nên nguồn thuốc phát tán ra môi trường ngấm vào nước ngầm, đây có thể là tác nhân chính gây nên bệnh ung thư.

Tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, BS Trần Ngọc Trí, Trạm trưởng Trạm y tế xã cho biết: Riêng Trạm y tế có 2 nhân viên bị K. Trong đó, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Lan bị K dạ dày mới chết cách đây khoảng 1 tháng. Tiếp đó là y sỹ Hoàng Văn Chương, bị K lưỡi phải ra BV K Hà Nội điều trị, hiện đang ổn định. Nay lại có thêm 1 nhân viên nữa mới bị nổi hạch ở cổ chưa rõ bệnh gì. Cũng theo BS Trí, 2 người bị K nói trên đều có nhà sống gần Trạm y tế. Bà con ở đây cho biết, gần nhà họ trước đây cũng có 1 điểm HTX dùng làm nơi cất thuốc BVTV (666 và DDT sữa)... BS Trí cho biết mỗi năm xã Thanh Hà có bình quân từ 5 - 6 BN chết đều do căn bệnh ung thư.

Thầy giáo Lê Quốc Tuấn, trú tại xóm 4, xã Nam Lĩnh, Nam Đàn nói với chúng tôi: Gia đình tôi là một trong những hộ dân là nạn nhân của kho thuốc BVTV đặt tại xóm 4, xã Nam Lĩnh. Bố vợ tôi sống ngay cạnh kho thuốc BVTV này. Sau năm 1980, các loại thuốc BVTV như 666, DDT sữa bị cấm sử dụng, hàng chục bao thuốc tồn lại trong kho đã bốc mùi nồng nặc làm người dân không chịu nổi. Họ rủ nhau đào hố, đưa toàn bộ thuốc chôn xuống lòng đất. Bởi thế, thuốc BVTV càng có điều kiện ngấm vào nguồn nước ngầm. Bố vợ tôi (ông Nguyễn Hữu Duật) chết vì bệnh ung thư phổi. Sau đó ít lâu, mẹ vợ tôi (bà Nguyễn Thị Tứ) cũng ra đi vì bệnh ung thư máu. Vợ tôi (cô giáo Nguyễn Thị Sen) cũng đang bị ung thư phổi. Trong xóm có gần chục người đã ra đi vì chứng bệnh nan y này. Trong đó có một số người bị bệnh khi mới 13 - 14 tuổi.

Bảo nguyên nhân do kho thuốc trừ sâu chỉ là suy đoán vậy, bởi kể cả những nơi không có kho thuốc trừ sâu, người chết vì ung thư cũng nhan nhản.

Theo BS Hùng, tình trạng ung thư một cách phổ biến hiện nay đang rất khó xác định nguyên nhân. Có thể do BN từng bị nhiễm độc thuốc BVTV. Có thể do ô nhiễm môi trường; do dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... Kể cả tình trạng sử dụng các loại hàng hóa như hoa quả, bột gia vị, bột màu, quần áo, đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thấy tôi đi tìm hiểu tình hình bệnh ung thư tại một số xã trong huyện, chị gái tôi liền nói: Cậu làm gì phải vất vả tìm ở tận đẩu tận đâu cho mệt. Ngay trong xóm ta (xóm 10, xã Ngọc sơn, Thanh Chương) thời gian qua đã có tới 29 người chết đều vì bệnh ung thư đấy thôi. Đoạn chị liệt kê cho tôi danh sách từng người một, tất cả họ đều được bác sỹ kết luận bị K.

Tôi bỗng giật mình khi đếm được tới 10 người là hàng xóm với nhà tôi trước đây. Họ đều bị các loại bệnh ung thư như ung thư máu, ung thư họng, ung thư da, ung thư gan, ung thư dạ dày... Có gia đình 3/4 người bị bệnh K như gia đình ông Nguyễn Trọng Niêm có tới 3 anh chị em đều bị căn bệnh quái ác này: Ông Sửu ra đi lúc 59 tuổi, chị Thìn chết lúc mới 54 tuổi và ông Năm chết lúc 49 tuổi...

Chị tôi bảo: Các địa phương khác người mắc bệnh ung thư đều sinh sống gần hoặc tiếp xúc thường xuyên với thuốc BVTV thì còn có lý do. Còn riêng xóm 10, xã Ngọc Sơn ta, không hề có kho thuốc BVTV nào đặt ở đây thì biết nói nguyên nhân vì đâu?

Thạc sỹ, bác sỹ Phạm Vĩnh Hùng ở BV Ung bướu Nghệ An cho biết: BV Ung bướu Nghệ An mới đi vào hoạt động từ tháng 8/2011, với chỉ tiêu giường bệnh rất khiêm tốn (50 giường). Nhưng do lượng BN đến khám và điều trị tăng lên hàng ngày nên chỉ tiêu giường bệnh đã tăng lên hơn 6 lần. BN ung thư vào điều trị quá tải đến mức có ngày lên tới trên 300 người (chưa kể BN ngoại trú). Số liệu của BV 8 tháng đầu năm 2012 đã thấy khủng khiếp. Trong số 9.305 BN đến khám tại đây đã có 4.481 BN ung thư phải điều trị nội trú và 207 BN ung thư khác phải điều trị ngoại trú. Thực trạng rất đáng buồn.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm