| Hotline: 0983.970.780

Bới cát tìm nước

Thứ Năm 28/02/2013 , 10:35 (GMT+7)

Hàng chục ngàn hộ dân ở Tây Nguyên đang trong cảnh thiếu nước để sinh hoạt. Không ít hộ ở vùng sâu phải đi bộ vài cây số, tìm đến những dòng sông, con suối (chỉ còn cát và đá sỏi), đào những cái hố nhỏ, chắt từng giọt nước cõng về nhà để nấu cơm.

Ngoài việc đồng ruộng khô cháy do thiếu nước thì hiện tại, hàng chục ngàn hộ dân ở Tây Nguyên cũng đang trong cảnh thiếu nước để sinh hoạt. Không ít hộ ở vùng sâu phải đi bộ vài cây số, tìm đến những dòng sông, con suối (chỉ còn cát và đá sỏi), đào những cái hố nhỏ, chắt từng giọt nước cõng về nhà để nấu cơm.

>> Lay lắt ruộng đồng

Trở lại huyện Kông Chro - huyện bị hạn nặng nhất của tỉnh Gia Lai. Thị trấn Kông Chro (huyện Kông Chro) có 585 hộ đăng ký sử dụng nước máy (số hộ còn lại dùng nước giếng gia đình). Vậy nhưng, lượng nước mà Nhà máy nước cung cấp cho người dân đạt không đến 50% số hộ đăng ký sử dụng (đến thời điểm này), máy bơm của Nhà máy chỉ bơm được 3 tiếng đồng hồ là không còn nước để bơm. Muốn bơm tiếp phải đợi đến 4 giờ sáng, khi Thủy điện Đăk Srông tích nước không chạy máy, mực nước dâng lên mới bơm thêm được chút ít. Lưu lượng nước từ Thủy điện An Khên - Ka Năk chảy về quá ít là nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân Kông Chro thiếu nước sinh hoạt.

Anh Nguyễn Hữu Thế (thị trấn Kông Chro), cho biết: Chưa năm nào, người dân ở dây lại thiếu nước sinh hoạt như năm nay. Nhà anh phải mua bồn chứa 500 lít, ra suối chắt nước chở về để dành dùng dần, mà cũng chỉ dùng để nầu cơm, nấu nước uống một cách tiện tặn, còn tắm giặt thì… tùy nghi. Tuy nhiên không ai dám nói đây là nước sạch! Ở những con suối cạn này, vào mỗi sáng, người dân ra suối bới cát, tìm nước như… đi trẩy hội! Ai có xe máy thì đi xe máy, không có xe máy thì đi xe đạp, thậm chí ở các làng, xã vùng sâu, nhiều người phải đi bộ vài ba cây số mới đến suối. Tại đây, nơi nào có nước thì múc về, đoạn suối nào không có nước bà con phải moi những cái hố nhỏ, chắt từng ca nước cho vào can, thùng, bầu… mang về tiện tặn dùng dần. Tiếng xô thùng va vào nhau lanh canh, tiếng bới cát sột soạt, tiếng trò chuyện, thậm chí dành nhau chí chóe để lấy nước vang động từng đoạn suối cạn. Trong những âm thanh ấy, có cả tiếng những giọt mồ hôi mặn chát rơi xuống, thấm nhanh vào cát nóng…

Giữa cái nắng trưa gay gắt của cao điểm mùa khô Tây Nguyên, ông Hồ Sỹ Toàn (thị trấn Kông Chro) đang hì hụi với cuộn dây điện, cái máy bơm với hy vọng sẽ hút được chút nước đang nhỏ giọt từ đường ống nước máy, mang về nấu bữa cơm trưa cho cả nhà. Thế nhưng: “Suốt gần một tiếng rồi, hết cắm điện, tốn nước “mồi” vào bơm mà cái xô đựng nước thì vẫn khô khốc” - anh Toàn than vãn. Gần một tiếng đồng hồ “đánh vật” với cái máy bơm mới mua về dùng để ‘tiếp sức” cho đường ống nước máy mà không lấy được giọt nước nào, chỉ thấy mồ hôi của anh chảy ra như tắm.

Tìm hiểu, được biết: Có đến 75% giếng đào trên địa bàn huyện Kông Chro đã cạn trơ đáy. Ông Nguyễn Văn Ký - Chủ tịch UBND xã An Trung, cho biết: Cả xã chỉ còn lại khoảng chục cái giếng còn nước, mỗi lần lấy cũng chỉ được vài xô, phải chờ vài tiếng đồng hồ, nước lên lại mới lấy thêm được chút ít. Cũng theo ông Ký, người dân trong xã đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhà nào không có giếng hoặc giếng hết nước, phải ra sông suối, moi từng cái hố nhỏ dưới cát, mong tìm được chút nước về nấu cơm, còn tắm rửa thì… quá xa xỉ!

Tại Đăk Lăk, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã xảy ra ngay trong những ngày trước và trong Tết Nguyên đán. Thống kê chưa đầy đủ của tỉnh này cho biết: Đến thời điểm hiện tại, đã có trên 5.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt (huyện Krông Bông 2.396 hộ, Krông Ana 1.255 hộ, Krông Păk 1.394 hộ). Nhiều khu vực thành thị ở Đăk Lăk đã lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tại TP.Buôn Ma Thuột, lượng nước sinh hoạt cung cấp khoảng 35.000 m3/ngày đêm, chỉ đạt 60% nhu cầu. Các nơi khác như thị trấn Phước An (huyện Krông Pawk), thị xã Buôn Hồ… thiếu từ 5.000-10.000m3/ngày - đêm. Đại diện Cty TNHH MTV Cấp nước và đầu tư xây dựng Đăk Lăk cho biết: Nguyên nhân thiếu nước là do năm 2012 lượng mưa ít, mùa mưa kết thúc sớm, khô hạn kéo dài nhiều tháng khiến mực nước ngầm suy kiệt nghiêm trọng, nhiều giếng khoan không còn nước để khai thác. Khô hạn từ những năm trước, không có nước tưới cây, nông dân ở thủ phủ cà phê này bèn thi nhau khoan giếng tìm nước. Việc làm này đã gây ảnh hưởng không nhỏ về sau, làm cho mực nước ngầm thất thoát nghiêm trọng. Đó là hậu quả mà người dân ở đây đang phải gánh chịu.

Khắc phục tình trạng trên, UBND các huyện đã chỉ đạo các địa phương, khuyến cáo nhân dân nạo vét giếng, thực hiện các giải pháp khắc phục nguồn nước tại chỗ để phục vụ sinh hoạt. Nhưng, nạo vét giếng thì cũng phải có nguồn nước ngầm. Vậy là xem ra, cơn khát của bà con Tây Nguyên vẫn còn kéo dài lắm. 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm