| Hotline: 0983.970.780

Loay hoay chống hạn

Thứ Năm 14/03/2013 , 09:31 (GMT+7)

Hạn hán kéo dài khốc liệt đã làm hàng vạn ha cây trồng ở miền Trung, Tây Nguyên khô cháy. Nơi đây đang gồng mình, tìm mọi biện pháp chống hạn nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại.

Hạn hán kéo dài khốc liệt đã làm hàng vạn ha cây trồng ở miền Trung, Tây Nguyên khô cháy. Nơi đây đang gồng mình, tìm mọi biện pháp chống hạn nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại.

Loay hoay chống hạn

Mùa mưa năm 2012 kết thúc sớm, nắng hạn cũng đến sớm hơn mọi năm. Đến thời điểm này, nhiều diện tích cây trồng ở Tây Nguyên đang trong cơn khát dữ dội. Cà phê héo rũ, ngô lai khô cháy, lúa nước nứt nẻ đặt lọt bàn chân…

SÔNG NGÒI TRƠ ĐÁY

Tại Gia Lai, nắng hạn đã làm trên 8.000 ha cây trồng thiệt hại nặng. Kông Chro là huyện bị hạn nặng nhất tỉnh với gần 3.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó trên 1.000 ha mất trắng. Huyện Đăk Pơ có gần 400 ha cây trồng có nguy cơ mất trắng. Thị xã An Khê có gần 200 ha lúa nước hai vụ bị hạn nặng, 150 ha mía trồng mới giảm năng suất từ 30 - 70%.

Nắng nóng đã “dắt” cơn hạn đến các huyện phía Tây của tỉnh này- vốn không thường xuyên chịu hạn, làm ảnh hưởng lớn đến vườn cà phê của người dân. Đến thời điểm này, có trên 500 ha cà phê ở các huyện Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông bị thiếu nước tưới. Nghiêm trọng hơn là khoảng 3.000 ha cà phê đang độ ra hoa, thiếu nước sẽ ảnh hưởng nặng đến năng suất, sản lượng mùa sau…

“Hàng xóm” với tỉnh Gia Lai là Kon Tum cũng không thoát khỏi cảnh thiếu nước tưới cho cây trồng. Các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Sa Thầy… đang ngửa cổ chờ mưa (!). Nặng nhất là huyện Đăk Hà với 600 ha cà phê ở xã Hà Mòn (đoạn cuối nguồn) đang lay lắt vì thiếu nước tưới; quả rụng, cây chết là khó tránh khỏi.


Ruộng đồng nứt nẻ ở Tây Nguyên

Các huyện Krông Nô, Đăk Rlấp, Cư Jút, Đăk Glong… (tỉnh Đăk Nông), hàng ngàn ha cây trồng cũng đang đứng trước nguy cơ mất trắng hoặc chết cháy… Cây trồng lay lắt vì hạn, trong khi các công trình thủy lợi, các dòng sông con suối ở Tây Nguyên, mực nước đã xuống rất thấp, nhiều nơi chỉ còn trơ đáy. Những con sông lớn như Sê San, Sông Ba (Gia Lai), PôKô, Đăk Bla (Kon Tum), Sêrêpôk (Đăk Lăk), Krông Nô (Đăk Nông)… mực nước đã xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; những con suối nhỏ thì chỉ còn đá, cát sỏi…

CHỐNG HẠN… NHƯ MỌI NĂM

Trước cơn hạn gay gắt, chính quyền và nông dân các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang loay hoay tìm cách cứu cây trồng. Tuy nhiên đến nay, trời vẫn nắng gay gắt, sông ngòi, ao hồ đang dần cạn kiệt, ruộng đồng đang khô cháy từng ngày…

UBND các tỉnh Tây Nguyên đã có công điện, gửi các sở ngành liên quan, các địa phương bị hạn khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách, nhằm cứu vãn diện tích cây trồng đang bị hạn. Theo đó, nhiều địa phương đã chủ động cùng nông dân đồng loạt ra quân chống hạn.

Tỉnh Đăk Lăk đã chủ động trích ngân sách dự phòng để hỗ trợ nạo vét hồ, tu sửa kênh mương và các công trình thủy lợi, mua nhiên liệu phục vụ bơm tưới. Tỉnh Kon Tum cũng đã huy động toàn bộ máy bơm, tập trung bơm nước tại các hồ tự tạo, những nơi có nguồn nước trên địa bàn để tưới nước đợt 2 cho cây cà phê.


Hiếm hoi nước tưới cà phê

Các địa phương ở Gia Lai cũng đã thực hiện nghiêm công điện của UBND tỉnh (do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Xuân Liên ký ngày 7/3/2013). Cụ thể, huyện Đăk Pơ đã chỉ đạo nông dân chuyển đổi hơn 170 ha cây lúa nước, dưa hấu sang trồng sắn (là cây có khả năng chịu hạn cao); hạn chế gieo trồng những loại cây trồng cần nhiều nước tưới; sử dụng những loại giống ngắn ngày, có khả năng chịu hạn cao; không gieo trồng ở những nơi xa hoặc thiếu nguồn nước tưới; tổ chức tu sửa, đào mới nhiều giếng nước nhằm tìm nguồn nước phục vụ cây trồng và nước sinh hoạt cho dân…

Huyện Mang Yang cũng đã kịp thời xuất ngân sách, hỗ trợ nông dân mua dầu phục vụ bơm tưới ở những cánh đồng bị hạn; ra quân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy; tiết kiệm nước tưới, ưu tiên nước tưới cho những nơi bị hạn nặng hơn, cho những loại cây trồng cần nước nhiều hơn…

Các sở ngành liên quan, các địa phương tìm mọi phương cách nhằm hướng dẫn nhân dân chống hạn, hỗ trợ giống cây trồng, tiền bơm tưới, xuất ngân sách cứu đói… Bà con nông dân thì đồng loạt ra quân chống hạn với đủ mọi cách thức từ cổ truyền đến hiện đại. Tuy nhiên tất cả những động thái trên mặc dù là tích cực, là cần thiết, là… tối ưu, những cũng đã áp dụng từ nhiều năm nay trong việc chống hạn ở Tây Nguyên.

Trong khi đó, nắng nóng vẫn kéo dài, mực nước vẫn xuống thấp, diện tích cây trồng bị thiếu nước, khô héo vẫn tiếp tục tăng lên mỗi ngày. Làm thế nào để chống hạn một cách triệt để, lâu dài và hiệu quả cao? Nông dân Tây Nguyên đang vừa khẩn trương chống hạn cứu cây trồng, lại vừa loay hoay đi tìm lời giải cho câu hỏi trên.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm