| Hotline: 0983.970.780

Cấu trúc hay xây dựng lại nền nông nghiệp?

Thứ Hai 13/01/2014 , 10:24 (GMT+7)

Năm 2014 đã tới. Năm 2013 qua đi và đã chứng kiến nền kinh tế Việt Nam nói chung gặp những khó khăn, thách thức lớn lao. Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng: Nền nông nghiệp nước ta vẫn tăng trưởng, trở thành “trụ đỡ”, là “bình phong trú ẩn chắc chắn” cho cả nền kinh tế đang gặp “cơn bão” suy thoái trầm trọng.

Năm 2014 đã tới. Năm 2013 qua đi và đã chứng kiến nền kinh tế Việt Nam nói chung gặp những khó khăn, thách thức lớn lao. Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng: Nền nông nghiệp nước ta vẫn tăng trưởng, trở thành “trụ đỡ”, là “bình phong trú ẩn chắc chắn” cho cả nền kinh tế đang gặp “cơn bão” suy thoái trầm trọng.


Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng các mô hình trồng giống công nghệ cao để tăng thu nhập theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Lâm Đồng.
(Ảnh:baolamdong.vn)

Năm 2013, sản xuất nông nghiệp khó khăn, nông dân bỏ ruộng, ra thành phố làm bất cứ việc gì cần ít hay thậm chí không cần đến kỹ năng, mà chỉ cần cơ bắp, vẫn có thu nhập cao hơn, mặc dù rất bấp bênh. Khi “cơn bão kinh tế” ập đến, hàng ngàn doanh nghiệp ngưng kinh doanh, họ mất việc làm, đành trở về quê hương bản quán với hy vọng tìm được nơi trú ẩn tạm bợ. Nông thôn vốn đã thiếu việc làm, nay lại càng thiếu việc làm trầm trọng hơn. Mức sống thấp, khiến họ không dám và không có tiền chi tiêu thậm chi cho những nhu cầu dưới mức tối thiểu để tồn tại. Thống kê nhà nước nói chỉ số giá cả tăng thấp, nhưng các bà nội trợ lại kêu giá cả tăng cao thường xuyên, liên tục, làm teo tóp túi tiền vốn đã eo hẹp của họ.

Nhưng mặt khác, người ta vẫn hô hào phải tái cơ cấu nông nghiệp, từ bỏ mô hình tăng trưởng nhờ tăng đầu tư, khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng sức lao động giá rẻ, xuất khẩu nông sản thô với giá trị gia tăng thấp, chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghệ mới, làm gia tăng giá trị nông sản, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, sản xuất thân thiện với môi trường…

Vì vậy, trước khi bàn đến giải pháp cụ thể, cần có sự đồng thuận, nhất quán về những khái niệm và quan điểm khoa học cơ bản để xây dựng lại nông nghiệp.

Xây dựng lại và cấu trúc (hay cơ cấu) lại?

Cấu trúc (hay cơ cấu) lại chỉ là sự sắp xếp lại một cách hợp lý hơn những yếu tố cấu thành vốn có, đang tồn tại của một chỉnh thể (ở đây là nền nông nghiệp) theo một kiểu nào đó để đạt được những mục tiêu cao hơn hiện tại.

Xây dựng lại là tạo ra những yếu tố mới và kết hợp chúng lại với nhau theo một kiểu cấu trúc nào đó trong một chỉnh thể mới, được vận hành theo cơ chế quản lý phù hợp với cấu trúc của nó, để tạo ra những thuộc tính khác hẳn về chất, vốn không tìm thấy ở chỉnh thể cũ, cũng như trong mỗi yếu tố cấu thành nên chỉnh thể mới. Chất lượng của chỉnh thể mới sau khi được xây dựng lại, được thể hiện bằng những tiêu chí phản ánh mục tiêu của nó. Đó chính là tiêu chí nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cả về vật chất và văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.


Mở rộng trồng hồ tiêu ở các vùng có lợi thế để tăng nguồn thu góp phần xây dựng NTM. Ảnh: Đình Huệ

Việc xây dựng lại nền nông nghiệp phải được coi là một bộ phận căn bản của sự nghiệp phát triển nông thôn, hay là xây dựng nông thôn mới, theo cách thường gọi. Phát triển nông thôn mới lại là nội dung cơ bản của cả quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam một cách toàn diện và bền vững, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Như vậy, xây dựng lại nền nông nghiệp cũng như phát triển nông thôn mới là một quá trình dài, cần đầu tư lớn về “chất xám” và tiền vốn, không thể nóng vội, chạy theo thành tích để đạt các danh hiệu thi đua.

Thực chất của việc xây dựng nông thôn mới là một quá trình phát triển bền vững và toàn diện cả kinh tế, xã hội và môi trường, để nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Do vậy, nội dung phát triển nông thôn mới bao gồm 4 quá trình:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, vừa giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp, vừa gia tăng khả năng thu hút, sử dụng sức lao động dôi dư từ nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

- Đô thị hóa nông thôn, tạo ra những đô thị nhỏ văn minh, bố trí rộng khắp ở các vùng nông nghiệp sinh thái, vừa để tạo ra các cơ sở kinh tế, phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, thu hút sử dụng sức lao động nông nghiệp dôi dư nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, vừa du nhập lối sống văn minh đô thị vào nông thôn. Nhờ đó, người ta có thể hạn chế tối đa quá trình tự phát tạo ra các siêu đô thị cực lớn với đầy rẫy những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, khó khắc phục, như hiện nay.

- Kiểm soát dân số cả về số lượng lẫn chất lượng, cũng như quá trình di dân phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước và mỗi vùng.

- Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn trong sản xuất và đời sống.

Xét riêng về xây dựng lại ngành nông nghiệp

Phải xây dựng lại chiến lược sản phẩm trên phạm vi quốc gia, từng vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái, căn cứ vào dự báo thị trường trong và ngoài nước, dựa vào lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của quốc gia và của mỗi vùng, không theo đơn vị hành chính tỉnh (thành phố), huyện, xã.

Trên cơ sở đó, xây dựng lại quy hoạch và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, từ thủy lợi, giao thông, bến cảng, kho bãi, các cơ sở hậu cần (logistic)... trên phạm vi cả nước và mỗi vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái, để phục vụ việc thực hiện chiến lược sản phẩm nói trên.

Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu đô thị nhỏ ở các vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái để tạo ra các cơ sở dịch vụ đầu vào - đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

Thiết lập chiến lược phát triển khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm và xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị nông thôn theo quy hoạch.

Xây dựng nền nông nghiệp thể chế

Áp dụng phổ biến mô hình quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, từ trang trại đến bàn ăn hay xuất khẩu đến mạn tàu, tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở mỗi vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái.

Trong đó, doanh nghiệp cung ứng đầu vào - đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và các trang trại sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn cùng với các hợp tác xã đích thực của họ là những chủ thể quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng và mối liên kết sản xuất nông sản.

Doanh nghiệp phải là “nhạc trưởng” trong việc tổ chức lại sản xuất theo hợp đồng, quản lý chuỗi giá trị ngành hàng và cùng với các trang trại và các hợp tác xã của họ thiết lập cơ chế phân chia trách nhiệm và lợi ích hợp lý giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị ngành hàng. Đó chính là cơ sở kinh tế tạo ra tính bền vững của mối liên kết này. (Còn nữa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm