| Hotline: 0983.970.780

Phải có cơ chế cho kinh doanh thương mại vacxin

Thứ Tư 08/06/2011 , 10:00 (GMT+7)

Thực tế tình trạng chia nhỏ đàn để "rút ruột" vacxin đang đặt ra câu hỏi: Nhà nước có nên tiếp tục bao cấp vacxin CGC nữa không?

Đặt “ngưỡng” số lượng gia cầm được tiêm phòng CGC miễn phí là để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Tuy nhiên với chiêu chia nhỏ đàn và đứng tên nhiều hộ, người chăn nuôi lớn đã lách luật để hưởng lợi rất dễ dàng. Thực tế này đang đặt ra câu hỏi: Nhà nước có nên tiếp tục bao cấp vacxin CGC nữa không? 

>> Kẽ hở tiêm phòng cúm gia cầm: Chia nhỏ đàn để ''rút ruột'' vacxin

"Ngưỡng bao cấp" không còn ý nghĩa? 

Được biết, theo kế hoạch tiêm phòng vacxin CGC năm 2010, số lượng đàn gia cầm được tiêm phòng miễn phí ban đầu được ấn định là dưới 500 con. Tuy nhiên sau đó, Bộ NN-PTNT đã nới rộng khung giới hạn này lên mức dưới 2.000 con/đàn, và giữ mức giới hạn này tới năm 2011. Ý nghĩa của việc nới rộng khung bao cấp này, theo nhiều chuyên gia của ngành Thú y thì đây là giải pháp mang kỳ vọng tăng tỉ lệ tiêm phòng vacxin CGC, giảm gánh nặng cho người chăn nuôi, trong điều kiện nền chăn nuôi gia cầm của nước ta hiện nay vẫn hầu hết là nhỏ lẻ.  

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Tô Long Thành – GĐ Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ cho rằng, việc đặt ngưỡng số lượng như vậy, về cơ bản là nhằm mục đích xác định đối tượng nào là chăn nuôi nhỏ lẻ để được bao cấp kinh phí tiêm phòng, đối tượng nào là người chăn nuôi lớn buộc phải trả chi phí tiêm vacxin nhằm giảm gánh nặng cho Nhà nước. Tuy nhiên, việc xác định nuôi bao nhiêu là chăn nuôi lớn, bao nhiêu là nhỏ lẻ thì hiện nay cũng chưa ai có khái niệm rõ ràng. Vì thế, có lẽ khi xác định ngưỡng số lượng đàn gia cầm, người ta chỉ căn cứ vào một khái niệm rất chung chung là “chăn nuôi trang trại”.  

Trên thực tế, theo ông Thành thì việc quy định ngưỡng số lượng đàn là bao nhiêu hiện nay gần như không có ý nghĩa gì. Bởi tình trạng người chăn nuôi “lách luật”, chia nhỏ đàn và đứng tên thành nhiều chủ để được tiêm phòng vacxin CGC miễn phí là rất dễ dàng và phổ biến. Đặc biệt là ở các tỉnh ĐBSCL, nơi rất nhiều hộ chăn nuôi có 5 đến 10 nghìn con gia cầm là phổ biến.

Ông Thành nếu vấn đề: Giả như chúng ta đưa ngưỡng bao cấp vacxin tăng lên mức 5.000 con/đàn, hay giảm xuống mức 500 con/đàn thay cho mức 2.000 con/đàn như hiện nay thì tình hình kiểm soát việc lãng phí trong tiêm phòng có tốt hơn không? Theo tôi là không. Bởi thứ nhất là chúng ta không đủ sức để giám sát được tình trạng gian lận trong tiêm phòng. Thứ hai, người chăn nuôi nào hiện nay đã nuôi đến hàng nghìn con thì thực tế nhà nước không hỗ trợ họ cũng sẽ tự đi mua vacxin để tiêm phòng. Nếu chúng ta quản lý chặt, không để xẩy ra gian lận thì tôi nghĩ là nông dân vẫn buộc phải tự đi mua vacxin. Tuy nhiên, hệ thống quản lý chúng ta chưa đủ mạnh để có thể làm được điều này.  

"Vì thế, tôi ủng hộ chủ trương phải mở cửa cho mặt hàng vacxin CGC theo hướng thương mại hóa để nông dân có điều kiện tự túc mua vacxin, với điều kiện chúng ta phải có hệ thống quản lý được việc kinh doanh và giám sát chất lượng vacxin của DN", ông Thành nói.  

Muốn rút bao cấp, phải SX được vacxin 

Đồng quan điểm với ông Đào Trọng Đạt, ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, mặc dù hàng năm ngân sách Nhà nước tốn kém không ít cho việc mua vacxin và triển khai tiêm phòng. Tuy nhiên giai đoạn hiện nay, Việt Nam vẫn chưa nên rút hẳn sự bao cấp đối với diện chăn nuôi nhỏ. Vấn đề lớn nằm ở chỗ, muốn khống chế được dịch CGC, nhất định Nhà nước phải có dự án đầu tư bài bản để làm sao Việt Nam có thể tự SX được vacxin CGC ngay trong nước. Ngoài việc chủ động nguồn vacxin phòng chống dịch, giảm nhập siêu và hạ giá thành, SX được vacxin ngay trong nước cũng sẽ thúc đẩy kinh doanh thương mại đối với vacxin CGC và giảm dần nguồn hỗ trợ từ Nhà nước. Bằng chứng rõ nhất cho xu hướng này, đó là hàng loạt các bệnh như gà rù, dịch tả lợn, tụ huyết trùng... trước đây có mức độ nguy hiểm rất cao. Tuy nhiên từ khi Việt Nam tự SX được vacxin và tung ra thị trường thương mại thì lập tức được khống chế.

Ông Trần Khâm – nguyên GĐ Xí nghiệp SX thuốc Thú y TƯ nêu thêm thực tế, việc SX vacxin CGC nói riêng và các loại vacxin khác đang tiêm theo chươg trình bao cấp của Nhà nước như vacxin LMLM, tai xanh... đã manh nha rất lâu, nhưng đến nay kết quả gần như là số không. Bởi ngành Thú y ở nước không đi vào phát triển công nghệ nền. Nước ta hiện nay đã SX được 17-18 loại được vacxin, nhưng con giống đều phụ thuộc vào nước ngoài. Còn vacxin CGC thì hiện nay vẫn phải NK 100% từ Trung Quốc.

Trước khó khăn này, được biết  Cty CP Phát triển Công nghệ Nông thôn (RTD) đang triển khai kế hoạch đầu tư để SX vacxin CGC ngay tại Việt Nam. Về kế hoạch SX vacxin CGC, ông Trần Khâm hiện cũng đang tham gia cố vấn cho RTD và dự kiến sẽ làm GĐ Cty SX vacxin này khi đi vào hoạt động. Theo ông Khâm, cái khó nhất khi SX vacxin CGC so với các loại vacxin khác, đó là khả năng phơi nhiễm virus với người SX nguy hiểm hơn vì virus CGC lây sang người. Vì vậy, thiết kế phòng thí nghiệm và dây chuyền thiết bị để SX vacxin phải tuân theo công nghệ SX vacxin đối với virus lây sang người.  

Cụ thể, yêu cầu độ lọc khí phải đạt 100%, thiết bị SX phải hoàn toàn tự động, hạn chế tiếp xúc ít nhất với người SX trong điều kiện virus đang trong giai đoạn chưa vô hoạt (giai đoạn vacxin sống). Các xưởng SX của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu trên, kể cả NM đã đạt GMP. Ông Khâm cho biết thêm, hiện tại các thiết bị và dây chuyền đã được NK từ Mỹ về Việt Nam. Giai đoạn tới nếu dịch CGC còn diễn biến nguy hiểm thì Cty sẽ triển khai việc SX vacxin CGC phù hợp với chủng virus trong nước.

Ông Tô Long Thành – GĐ Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ: 

“Gần đây, Báo NNVN phản ánh tình trạng nhộn nhạo, khan hiếm vacxin LMLM tại các tỉnh phía Nam. Vì sao lại xảy ra chuyện đó? Là bởi bên cạnh nguồn vacxin do Nhà nước bao cấp và phục vụ chưa mấy đầy đủ, rất nhiều hộ chăn nuôi lớn vẫn có nhu cầu tự mua mà không có ngoài thị trường. Từ đó mới sinh ra chuyện xoay vacxin, tuồn vacxin ra bán ngoài thị trường. Tương tự đối với vacxin CGC, chủ trương đưa ra ngưỡng số lượng đàn gia cầm được tiêm phòng miễn phí để hỗ trợ hộ nghèo, người chăn nuôi nhỏ là tốt. Nhưng vẫn cần cơ chế mở cửa cho dịch vụ tư nhân, các DN chung tay để kinh doanh thương mại đối với vacxin CGC nói riêng để người chăn nuôi có nhu cầu tự túc mua, thay cho sự bao cấp của Nhà nước.

Thực tế xu hướng này đã manh nha từ lâu. Nhưng để nó phát triển thì phải có bộ máy quản lý Nhà nước đủ mạnh. Cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y phải nắm được thực trạng tiêm phòng của tất cả loại vacxin, nhưng không phải là đi tiêm, bao cấp tất cả thay cho dân, mà quan trọng là cơ chế quản lý ra sao để “anh” phải đóng được vai trò là trọng tài, và phải giỏi hơn DN dịch vụ Thú y để có thể giám sát họ”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm