| Hotline: 0983.970.780

Bộ Y tế lo bùng phát virus cúm A/H5N1

Thứ Hai 06/02/2012 , 09:28 (GMT+7)

Sau gần 2 năm vắng bóng, đầu năm 2012, cúm A/H5N1 đã trở lại với 2 bệnh nhân đầu tiên, cả 2 đều tử vong.

Một bệnh nhân cúm gia cầm đang được chăm sóc (Ảnh minh họa)

Sau gần 2 năm vắng bóng, đầu năm 2012, cúm A/H5N1 đã trở lại với 2 bệnh nhân đầu tiên, cả 2 đều tử vong.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, kết quả phân tích di truyền học chủng virus cúm A/H5N1 trong hai ca nhiễm bệnh rồi tử vong mới đây đều có liên quan đến giết mổ và ăn thịt gia cầm bệnh. Ngoài ra, thời tiết thuận lợi cũng là nguyên nhân khiến cho virus cúm A/H5N1 “tái xuất”.

Cũng theo ông Hiển, virus cúm A/H5N1 chưa có biến đổi nhưng độc lực gây bệnh của nó rất mạnh và nguy cơ gây tử vong cao, kể cả với người có sức đề kháng cao. Ông Hiển cũng cho hay, các nhà khoa học của Viện đang tiếp tục đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn của vacxin phòng cúm A/H5N1 do Việt Nam sản xuất. Nếu đảm bảo các yêu cầu về độ an toàn đối với người sử dụng thì trong thời gian gần nhất, vacxin này sẽ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Theo thống kê của Bộ Y tế từ năm 2003 đến nay, đã có 161 ca cúm A/H5N1 được ghi nhận, trong đó 61 ca tử vong. Trước nguy cơ dịch bệnh, để chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, virus gây bệnh đang lưu hành một số nơi, nhất là khu vực miền Tây, có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo lúc này người dân tuyệt đối không vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

5 giải pháp cho vụ hè thu ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất