| Hotline: 0983.970.780

1 người Trung Quốc dính Covid-19: TP.HCM cảnh báo dịch từ nhập cảnh trái phép

Thứ Bảy 15/08/2020 , 11:46 (GMT+7)

TP.HCM cho rằng, nếu trường hợp này không được phát hiện thì đó sẽ là nguồn lây bệnh mà chúng ta không biết, tạo ra những ổ dịch không rõ nguồn lây.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Trước việc 1 nam bệnh nhân sinh năm 1993, quốc tịch Trung Quốc nhiễm Covid-19, nhập cảnh trái phép qua biên giới phía Bắc vào Việt Nam và tới TP.HCM cùng với 7 người (hiện chưa rõ tỉnh), TP.HCM đã cảnh báo nguy cơ từ những nhóm người nhập cảnh trái phép này.

Cụ thể, nhóm người này di chuyển bằng ô tô vào TP.HCM, bị phát hiện và chuyển cách ly tập trung vào ngày 30/7. Kết quả xét nghiệm với nhóm tám người này ba lần đều âm tính với virus SARS-CoV-2.

Ngày 12/8, lấy mẫu xét nghiệm lần 4 và phát hiện một trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, bảy trường hợp còn lại âm tính. Sau đó, bệnh nhân được chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, các trường hợp còn lại tiếp tục được cách ly tại khu cách ly tập trung của Thành phố.

"Đây là trường hợp nhiễm Covid-19 ở nhóm người nhập cảnh trái phép đầu tiên được phát hiện tại Thành phố. Vấn đề được đặt ra là nếu trường hợp này không được phát hiện và tiếp tục lẩn trốn trong cộng động thì đó sẽ là nguồn lây bệnh mà chúng ta không biết, tạo ra những ổ dịch không rõ nguồn lây.

Và khi đó, công tác phòng chống dịch sẽ khó khăn hơn rất nhiều do TP. HCM có dân số lớn và là đầu mối giao thương của cả nước.

Đây thực sự là nguy cơ của thành phố và cả nước nếu chúng ta không thể phát hiện hết các trường hợp nhập cảnh trái phép", bác sĩ Nguyễn Trí Dũng thông tin.

Trước tình hình trên, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM đề nghị toàn thể xã hội, cộng đồng và các ngành chức năng cần có biện pháp đấu tranh triệt để nhằm giải quyết vấn đề này.

Phải có biện pháp ngăn chặn hiệu quả việc nhập cảnh trái phép vì nếu để bỏ lọt các trường hợp này sẽ để lại hậu quả nặng nề. Cần có chế tài thật nặng đối với nhóm người nhập cảnh trái phép, cần xem xét xử lý hình sự đặc biệt đối với những đối tượng tiếp tay cho nhập cảnh trái phép.

HCDC cho rằng, chúng ta cần ngăn chặn quyết liệt không để những giọt mồ hôi, nước mắt của bao người trong cuộc chiến với Covid-19 trở thành vô ích chỉ vì vấn đề nhập cảnh trái phép.

Đến nay, TP. HCM ghi nhận 71 trường hợp mắc Covid-19 và 1 ca chuyển viện từ Bệnh viện Bạc Liêu (BN278). Trong đó, 62 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh, 2 bệnh nhân tái dương tính virus SARS-CoV-2 (BN368, BN397).

10 bệnh nhân đang được cách ly và điều trị, tất cả các bệnh nhân đang ổn định, không sốt, không ho, không khó thở. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có 8 bệnh nhân (BN449, BN450, BN510, BN517, BN518, BN567, BN568, BN589) đều là người trở về từ Đà Nẵng. Tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi có 2 (BN753 và BN847 được cách ly ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) cho biết, từ tháng 5/2020 đến nay, TP. HCM đã phát hiện 152 trường hợp nhập cảnh trái phép, trong đó 72% là người Trung Quốc, Campuchia 11%, còn lại là người Hàn Quốc và Việt Nam.

"Các trường hợp này khi phát hiện đều được cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm Covid - 19 theo quy định", bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM cho hay.

Kiểm soát người về Thành phố Hồ Chí Minh từ Đà Nẵng

Theo Sở Y tế TP. HCM, đến ngày 14/8, sau khi lọc trùng và xác minh lại các trường hợp người từ các tỉnh, thành phố khác, hiện có 51.220 người đang cư trú trên địa bàn Thành phố từng đến Đà Nẵng kể từ ngày 1/7 khai báo y tế tại 24 quận, huyện và tất cả đã được lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó, có 51.201 mẫu âm tính, 6 người có kết quả dương tính đã được Bộ Y tế công bố (BN510, BN517, BN518, BN567, BN568, BN589).

Trong hai ngày 13/8 và 14/9, Thành phố đã tiếp nhận 632 hành khách trở về từ Đà Nẵng trên chuyến bay nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất và tất cả các hành khách được chuyển về cách ly tập trung của Thành phố tại Cần Giờ.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm