| Hotline: 0983.970.780

10 hồ chứa đảm bảo nước tưới cho đất canh tác ở Lạng Sơn

Thứ Hai 17/01/2022 , 16:01 (GMT+7)

Việc đầu tư, sửa chữa hồ đập cung cấp nước tưới ổn định cho 978ha đất canh tác thuộc các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Hữu Lũng, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn.

Hồ Ba Sơn đang thi công hạng mục đập chính đạt 63%, thi công phần thô nhà quản lý, Đổ bê tông đoạn nối cống thượng lưu. Ảnh: Vinh Trần.

Hồ Ba Sơn đang thi công hạng mục đập chính đạt 63%, thi công phần thô nhà quản lý, Đổ bê tông đoạn nối cống thượng lưu. Ảnh: Vinh Trần.

Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8), tỉnh Lạng Sơnđược đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cao an toàn cho 10 hồ chứa Bản Cưởm, Ba Sơn, Kỳ Nà, Khuôn Pinh, Cốc Lùng, Bó Chuông, Kai Hiển, Thâm Sỉnh, Khuổi Mặn, Khau Piều. Khôi phục và đảm bảo an toàn cho công trình thông qua sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập xuống cấp hoặc thiếu năng lực xả lũ. Đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 978ha đất canh tác thuộc các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Hữu Lũng, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn.

Dự án đã được phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo an toàn đập tại Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán tại Quyết định số 2050/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn. Tổng mức đầu tư của dự án là : 196,83 tỷ đồng.

Mục tiêu đầu tư xây dựng là sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa hiện có trong đó tập trung ưu tiên cho các hồ có nguy cơ mất an toàn cao, những công trình thiết yếu, quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao năng lực hồ chứa, đảm bảo đạt năng lực thiết kế; Giảm thiểu nguy cơ về rủi ro; phòng tránh, ứng phó giảm nhẹ thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay bằng các giải pháp công trình (sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối, tuyến đường quản lý vận hành) và giải pháp phi công trình (Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thiên tai, biện pháp phòng tránh).

Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (BQLDA), quá trình thực hiện dự án được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, sự đồng lòng, phối hợp của người dân và chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

Hồ Khuôn Pinh đang thi công đào đắp mái thượng lưu, phát quang đường quản lý vận hành, lắp dựng thép đường ống cống và lắp dựng cốt thép sàn mái nhà quản lý. Ảnh: Vinh Trần.

Hồ Khuôn Pinh đang thi công đào đắp mái thượng lưu, phát quang đường quản lý vận hành, lắp dựng thép đường ống cống và lắp dựng cốt thép sàn mái nhà quản lý. Ảnh: Vinh Trần.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay đã gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án như công tác triển khai thi công xây dựng còn chậm; công tác mua sắm thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng phục vụ thi công bị chậm trễ, giá vật tư tăng cao.

Ông Trần Quang Vinh, Giám đốc BQLDA cho biết nhân lực thi công công trình chủ yếu là người ngoài tỉnh Lạng Sơn, việc thuê mướn nhân công địa phương (chủ yếu là nhân công làm các công việc thủ công) bị hạn chế do dịch bệnh. Bên cạnh đó việc di chuyển lực lượng thiết bị thi công, nhân công, từ địa phương này đến địa phương khác cũng bị hạn chế.

Nguồn vốn đối ứng để thực hiện cho các phần việc của dự án rất là hạn hẹp vì theo như Quyết định số 4638/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phân bổ là 0,46 triệu USD tương ứng với 10,347 tỷ VNĐ. Với thời điểm hiện tại thì nguồn vốn đối ứng này không đảm bảo đủ để chi trả các phần chi phí như (Giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn vật nổ, quản lý dự án, thẩm tra, thẩm định và một số nội dung chi phí khác).

"Về hợp đồng xây dựng, hợp đồng thi công theo đơn giá cố định vì vậy đơn giá không được thay đổi trong suốt thời gian thực hiện nên nhà thầu xây lắp gặp rất nhiều khó khăn khi giá thép, một số vật liệu khác tăng ngoài dự kiến của hợp đồng", ông Vinh nói.

Hiện trên Lạng Sơn có 173 hồ chứa, 1.363 đập dâng các loại. Ông Chu Văn Hải, Chi Cục trưởng Chi cục Thuỷ Lợi cho biết, thời gian tới, chi cục tiếp tục phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi thường xuyên kiểm tra các công trình, đặc biệt là hồ, đập; theo dõi diễn biến thời tiết, hạ thấp mực nước hồ khi cần thiết để có dung tích phòng lũ; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các ngành, địa phương để xây dựng hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão của hồ chứa và phương án phòng, chống lũ, lụt vùng hạ du… nhằm đảm bảo không xảy ra sự cố mất an toàn trong mùa mưa bão.

Các công trình hồ, đập ngoài việc cung cấp nước phục vụ sản xuất còn có vai trò điều tiết nước, giảm ngập úng trong mùa mưa bão. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn các hồ, đập có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo tài sản, hoạt động sản xuất của người dân.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm