| Hotline: 0983.970.780

Nhiều sản phẩm OCOP của Cà Mau xuất ngoại

Thứ Năm 05/05/2022 , 10:10 (GMT+7)

Nhiều sản phẩm OCOP của Cà Mau hiện nay đã tiêu thụ qua nhiều kênh bán hàng, đặc biệt còn được xuất khẩu qua các thị trường Úc, Canada, Trung Quốc, Singapore…

Từ ngày 26 – 29/4, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức sự kiện Gặp mặt doanh nghiệp và các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau và sự kiện 'Hương rừng U Minh'. Ảnh: Quốc Việt.

Từ ngày 26 – 29/4, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức sự kiện Gặp mặt doanh nghiệp và các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau và sự kiện “Hương rừng U Minh”. Ảnh: Quốc Việt.

300 sản phẩm OCOP được trưng bày

Từ ngày 26 – 29/4, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức sự kiện Họp mặt doanh nghiệp và các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP, đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau và sự kiện “Hương rừng U Minh”.

Sự kiện được tổ chức nhằm hỗ trợ phát triển và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp cập nhật các thông tin thị trường cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất trong tỉnh.

Đặc biệt, hội nghị có sự tham gia của 300 sản phẩm OCOP của 90 chủ thể doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh Cà Mau và một số tỉnh, thành trong nước sẽ được trưng bày, quảng bá tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau.

Ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc siêu thị Tứ Sơn, chia sẻ: “Các chủ thể OCOP cần hiểu rằng, khi ra mắt một sản phẩm thì phải xem có sản phẩm đồng dạng trên thị trường hay không. Để từ đó các đơn vị có hướng tính toán đến tính cạnh tranh của sản phẩm”.

Ngoài các góp ý từ các nhà thu mua, doanh nghiệp tiêu thụ, các cơ sở, chủ thể OCOP của tỉnh Cà Mau cũng có dịp chia sẻ các kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Bà Trần Thị Xa, Giám đốc HTX ba khía Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), cho biết: Được gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà mua là cơ hội để các chủ thể OCOP như chúng tôi có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, qua đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của OCOP của HTX”.

 Hội nghị có sự tham gia trưng bày 300 sản phẩm OCOP của 90 chủ thể doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh Cà Mau và một số tỉnh, thành trong nước sẽ được trưng bày, quảng bá tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quốc Việt.

 Hội nghị có sự tham gia trưng bày 300 sản phẩm OCOP của 90 chủ thể doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh Cà Mau và một số tỉnh, thành trong nước sẽ được trưng bày, quảng bá tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quốc Việt.

“Các kinh nghiệm có được từ các cuộc gặp gỡ, chia sẻ rất bổ ích cho các đơn vị làm sản phẩm OCOP. Chúng ta hiểu rằng, mình phải thay đổi nhiều hơn về mẫu mã, chất lượng và cách tiếp cận thị trường để từ đó, sản phẩm OCOP của HTX vươn xa hơn ở các thị trường trong nước cũng như xuất khẩu”, bà Xa khẳng định.

77 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Cùng với sự phát triển của địa phương, nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh không ngừng được nâng cao. Để đáp ứng và nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng các sản phẩm đặc sản Cà Mau đã không ngừng được các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, HTX, doanh nghiệp thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã , qua đó cũng đáp ứng tiêu chí sản phẩm của chương trình OCOP.

Riêng tỉnh Cà Mau đến nay đã có 77 sản phẩm OCOP đã được công nhận 3 sao trở lên, trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao. Năm 2022, tỉnh có 40 chủ thể đã đăng ký đánh giá xếp hạng cho 62 sản phẩm mới và 13 chủ thể có kế hoạch nâng hạng cho 22 sản phẩm được chứng nhận.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà  Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà  Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chia sẻ: Các sản phẩm OCOP hiện nay đã tiêu thụ qua nhiều kênh bán hàng như điểm giới thiệu và bán sản phẩm đặc sản, đặc trưng OCOP gắn với các khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Một số sản phẩm được đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ.

Đặc biệt các sản phẩm OCOP còn được xuất khẩu qua các thị trường Úc, Canada, Trung Quốc, Singapore… và được kết nối trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như: madeincamau.com (tỉnh Cà Mau), voso.vn (Viettel), postmart.vn (VNPT) và các kênh khác như Lazada, Amazon, Alibaba, Zalo, Facebook…

Theo ông Sử, tỉnh Cà Mau rất vui mừng và hân hạnh khi có cơ hội kết nối với các nhà mua, các doanh nghiệp phân phối trong và ngoài tỉnh, đồng thời hy vọng rằng sự kiện lần này chắc chắn sẽ là cầu nối hữu hiệu cho mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là các chủ thể sản phẩm OCOP  hợp tác, liên kết phát triển lâu dài.

UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Central Retail. Qua đó, các bộ phận thu mua của các siêu thị GO!, Big C, Tops Market thuộc Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tham gia chuỗi sự kiện lần này. Ảnh: Khánh Vy/BNEWS.

UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Central Retail. Qua đó, các bộ phận thu mua của các siêu thị GO!, Big C, Tops Market thuộc Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tham gia chuỗi sự kiện lần này. Ảnh: Khánh Vy/BNEWS.

Central Retail xúc tiến phát triển sản phẩm OCOP Cà Mau

Tại hội nghị, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Central Retail. Qua đó, các bộ phận thu mua của các siêu thị GO!, Big C, Tops Market thuộc Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tham gia chuỗi sự kiện lần này.

Đồng thời, đại diện bộ phận thu mua của Central Retail Việt Nam đã trực tiếp trao đổi với các nhà cung cấp tiềm năng, chia sẻ, cung cấp các quy trình vào hàng siêu thị, đồng thời góp ý cải tiến bao bì mẫu mã phù hợp hơn với kênh bán lẻ hiện đại.

Việc cung cấp địa chỉ công ty, địa chỉ email, số điện thoại một cách cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể OCOP của tỉnh Cà Mau thuận tiện, nhanh chóng đưa hàng hóa OCOP vào kinh doanh tại hệ thống siêu thị GO!, Big C thuộc Central Retail.

Nhân dịp này, các sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao của tỉnh Cà Mau như: Ba khía muối, tôm khô sinh thái, thịt cua sinh thái, cua biển Năm Căn, dưa bồn bồn… đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bộ phận thu mua của hệ thống siêu thị GO!, Big C.

Đặc biệt, Central Retail cũng tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) với Sở Công Thương tỉnh Cà Mau về việc xúc tiến phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau trong hệ thống phân phối của Central Retail.

Dự kiến, trung tuần tháng 6 tới đây, Central Retail sẽ phối hợp với các bộ ngành, địa phương tổ chức “Tuần lễ OCOP và các sản phẩm tinh hoa hàng Việt Nam 2022”, tại hệ thống siêu thị GO!, Big C trên toàn quốc, nhằm mục tiêu chung tay với Chính phủ Việt Nam trong chính sách phục hồi kinh tế 2022: kích cầu tiêu dùng, mở rộng du lịch; nâng cao nhận thức về giá trị của OCOP và các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của địa phương.

Ông Paul Le, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Kiến tạo Giá trị Tập đoàn Central Retail chia sẻ - Tập đoàn Central Retail, cho rằng: "Ở mỗi tỉnh luôn có những nghề đặc biệt, và tỉnh phải tìm cách giữ được nghề đó, sản phẩm đó. "Chúng tôi mong muốn xây dựng chương trình để tìm hiểu rõ các sản phẩm OCOP, cái gì là đặc trưng nhất ở mỗi tỉnh. Khi biết được những điều đặc biệt thì mới có thể xem sản phẩm nào có tiềm năng phát triển, thậm chí là sản xuất được ở nước ngoài".

Theo ông Paul Le, Cà Mau có nhiều đặc sản nổi tiếng như con cua, com tôm, ba khía… Tập đoàn Central Retail đã tìm hiểu những tư liệu về những đặc sản đó. Các cơ sở, hộ nuôi, HTX…cần làm thế nào để các nhà mua, doanh nghiệp hiểu đọc và hiểu được tư liệu về các sản phẩm OCOP của mình mới quan trọng. Từ đó, mới có thể truyền đạt cho khách hàng một cách tốt nhất. Đặc biệt là mỗi sản phẩm OCOP phải có chữ ký, thương hiệu của chủ sản phẩm, của tỉnh Cà Mau.

Cũng trong dịp này, các đại biểu đã cắt băng khai trương và tham quan trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2022. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm