| Hotline: 0983.970.780

2.000 tỷ đồng cho vay đóng 'tàu 67'

Thứ Tư 09/03/2016 , 15:04 (GMT+7)

Ngay sau khi NĐ 67 có hiệu lực, các ngân hàng đã cam kết dành 14.000 tỷ đồng để cho vay, riêng Agribank cam kết sẵn sàng dành nguồn vốn 5.000 tỷ đồng cho chương trình.


Tại hội nghị sơ kết, đại diện các ngân hàng đã ký kết 14 hợp đồng tín dụng theo Nghị định 67 với số tiền 190 tỷ đồng

Triển khai Nghị định 67, các ngân hàng đã cam kết đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay. Riêng 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, ngay sau khi NĐ 67 có hiệu lực, đã cam kết dành 14.000 tỷ đồng để cho vay, riêng Agribank cam kết sẵn sàng dành nguồn vốn 5.000 tỷ đồng cho Chương trình.

Ngày 7/3, tại TP Quảng Ngãi, NHNN phối hợp với Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị “Sơ kết hơn 1 năm triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản”.

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thống đốc NHNN; đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương; đồng chí Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; đồng chí Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN cùng đại diện các bộ, ngành, lãnh đạo 28 địa phương có biển trong cả nước…

Ngay sau khi NĐ 67 có hiệu lực, các ngân hàng đã cam kết dành 14.000 tỷ đồng để cho vay, riêng Agribank cam kết sẵn sàng dành nguồn vốn 5.000 tỷ đồng cho chương trình. Tính đến 29/2/2016, nguồn vốn huy động của Agribank đã đạt hơn 800.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế 668.635 tỷ đồng, trong đó, cho vay nông nghiệp nông thôn là 440.736 tỷ đồng, chiếm 71% tổng dư nợ nền kinh tế. Tổng số khách hàng còn dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn trên toàn hệ thống đạt gần 4 triệu khách hàng, trong đó gần 200.000 khách hàng còn dư nợ cho vay thủy hải sản với tổng dư nợ là 32.421 tỷ đồng.

Đối với việc triển khai cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ, Agribank là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai cho vay.

Quá trình tiếp cận nhu cầu vay vốn từ các chủ tàu, tham mưu cho Ban chỉ đạo tại các địa phương, Agribank đã kịp thời nắm bắt những khó khăn vướng mắc, phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành tháo gỡ, đẩy mạnh cho vay, hướng tới mục tiêu hiện đại hóa tàu cá cho ngư dân.  

Tính đến nay, các NHTM đã nhận 605 bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của chủ tàu tại 27 tỉnh, thành phố. Trong đó, đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 385 tàu (đóng mới 365 tàu, nâng cấp 20 tàu) với tổng số tiền gần 3.900 tỷ đồng và đã giải ngân gần 2.000 tỷ đồng. Mức cho vay theo nhu cầu của khách hàng từ 60% - 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp con tàu; tài sản bảo đảm là chính con tàu. Đến nay đã có 84 tàu cá đóng mới, 12 tàu nâng cấp được hạ thủy và đi vào khai thác. Bên cạnh đó, các NHTM còn giải ngân cho 204 lượt khách hàng vay vốn lưu động với tổng số tiền gần 64 tỷ đồng.

Kết quả đến 29/2/2016, Agribank đã triển khai cho vay 152 tàu, trong đó cho vay đóng mới 138 tàu và nâng cấp 14 tàu. Tổng số tiền cam kết theo hợp đồng tín dụng đã ký kết là 1.241,13 tỷ đổng, và đã giải ngân được 768,39 tỷ đồng. Các con tàu đều được giải ngân đúng tiến độ để đảm bảo thời gian hạ thủy. Ngoài ra, Agribank hiện đang thẩm định 65 tàu với tổng số tiền vay dự kiến 736,63 tỷ đồng.

Với kết quả như trên, Agribank là ngân hàng thương mại có tổng số tàu cho vay chiếm tỷ trọng 38% tổng số tàu cho vay của toàn hệ thống ngân hàng.

Từ thực tiễn triển khai, tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Agribank cũng nêu các kiến nghị, vướng mắc, đề xuất các giải pháp nhằm triển khai Nghị định 67 đạt kết quả cao hơn, đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nghề cá. Trọng tâm của các kiến nghị này là: Bộ NN - PTNT cùng các Sở NN - PTNT tại các địa phương xúc tiến việc chứng nhận từng hạng mục tàu cá, đảm bảo đúng với thiết kế đã được phê duyệt, hỗ trợ ngân hàng trong việc giám sát giải ngân đúng tiến độ.

Đối với các Bộ, Ban, Ngành quán triệt, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách của Nghị định 67 để đảm bảo hiệu quả đồng vốn của ngân hàng và ngư dân khi tàu vươn khơi, đồng thời, nghiên cứu và đưa ra định hướng chiến lược thực hiện mô hình chuỗi sản xuất – tiêu thụ, đảm bảo hiệu quả sản xuất của ngư dân.

Việc ứng trước vốn đóng tàu chờ phê duyệt là một hiện tại khách quan, do quá trình phê duyệt của UBND tỉnh thường đòi hỏi thời gian, nhưng việc khai thác đánh bắt có thời vụ, nên nhiều khách hàng đã lựa chọn cách ứng tiền để đảm bảo tàu hạ thủy đúng thời vụ, đảm bảo doanh thu. Chính vì vậy, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét, cho phép những khách hàng này được hưởng cấp bù lãi suất theo Nghị định 67 để đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như phù hợp với thực tế tại địa phương…

Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện các NH gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank đã tổ chức lễ ký kết 14 hợp đồng tín dụng với các chủ tàu được vay vốn theo Nghị định 67 với số tiền cam kết đầu tư lên đến hơn 190 tỷ đồng.

Xem thêm
Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Trong nước tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024 ở trong nước đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng. Qua đó đưa giá hồ tiêu nội địa giao dịch lên quanh ngưỡng 99.000 - 100.000 đ/kg.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.