| Hotline: 0983.970.780

22 tác phẩm xuất sắc được vinh danh tại Giải báo chí ĐBSCL

Thứ Bảy 25/05/2024 , 08:44 (GMT+7)

Ngày 24/5, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang trao Giải báo chí ĐBSCL lần thứ VIII - năm 2024, với sự tài trợ của Agribank.

Lễ trao Giải báo chí ĐBSCL có sự tham dự của nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách công tác phía Nam, Trưởng Ban Tổ chức giải.

Về phía tỉnh Hậu Giang có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách công tác phía Nam tặng hoa, quà lưu niệm cho nhà tài trợ Agribank khu vực Tây Nam Bộ. Ảnh: MK.

Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách công tác phía Nam tặng hoa, quà lưu niệm cho nhà tài trợ Agribank khu vực Tây Nam Bộ. Ảnh: MK.

Về phía nhà tài trợ có ông Phan Văn Bá, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam Bộ và lãnh đạo các phòng, ban thuộc.

Cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, các nhà báo là tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải báo chí ĐBSCL được tổ chức thường niên kể từ năm 2016. Đối tượng tham gia là hội viên nhà báo, phóng viên công tác tại Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú tại khu vực ĐBSCL, có tác phẩm phù hợp với thể lệ giải.

Sau 7 năm tổ chức, Giải báo chí ĐBSCL thu hút được nhiều nhà báo, phóng viên, cộng tác viên tham gia ở nhiều loại hình báo chí khác nhau. Giải báo chí đang ngày càng được người làm báo và công chúng quan tâm, ủng hộ.

Nhóm tác giả Huỳnh Bá Phúc, Phạm Thị Mỹ Hằng - Đài Phát thanh Truyền hình An Giang đoạt giải Nhất thể loại Phát thanh - Truyền hình. Ảnh: MK.

Nhóm tác giả Huỳnh Bá Phúc, Phạm Thị Mỹ Hằng - Đài Phát thanh Truyền hình An Giang đoạt giải Nhất thể loại Phát thanh - Truyền hình. Ảnh: MK.

Giải báo chí ĐBSCL năm 2024 nhận được 350 tác phẩm gửi về tham dự ở 4 loại hình báo chí. Số lượng tác phẩm tăng hơn năm trước, chất lượng nội dung được nâng lên rõ rệt với kết cấu logic, hợp lý, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực lên mọi mặt đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điểm mạnh của tác phẩm dự thi nhóm truyền hình là hình ảnh. Đa phần các cảnh quay tốt, có ý nghĩa, góc quay sáng tạo. Kỹ thuật dựng phim phát huy hiệu quả hình ảnh và nội dung. Tuy nhiên, vẫn còn một số tác phẩm không có “câu chuyện”, yếu tố quan trọng nhất của truyền hình.

Hội đồng Sơ khảo đã chọn được 140 tác phẩm xuất sắc vào vòng Chung khảo. Kết quả đã chọn ra 22 tác phẩm đoạt giải.

Ở thể loại báo in, báo điện tử có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Trong đó, giải Nhất thuộc về nhóm tác giả Lư Trung Dũng, Đỗ Hoàng Lam - Báo Bạc Liêu, với loạt bài 4 kỳ “Nâng tầm lúa thơm, tôm sạch vùng ĐBSCL”. Giải Nhì thuộc về nhóm tác giả Nguyễn Thị Xuân Tươi, Đặng Thị Tuyết Hiền – Báo Vĩnh Long và tác giả Phan Thị Thu Thủy - Báo Hậu Giang.

Các tác giả xuất sắc nhận được giải Ba thể loại Báo in, Báo điện tử tại Giải báo chí ĐBSCL năm 2024. Ảnh: MK.

Các tác giả xuất sắc nhận được giải Ba thể loại Báo in, Báo điện tử tại Giải báo chí ĐBSCL năm 2024. Ảnh: MK.

Thể loại Phát thanh - Truyền hình cũng có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Nhóm tác giả Huỳnh Bá Phúc, Phạm Thị Mỹ Hằng - Đài Phát thanh Truyền hình An Giang đoạt giải Nhất, với tác phẩm phim tài liệu “Xả lũ vào ruộng đồng”. Giải nhì là hai nhóm tác giả: Trịnh Hồng Nhi, Châu Ngọc Giàu, Danh Phạm Anh Tuấn - Đài Phát thanh Truyền hình Cà Mau và Tô Hồng Doãn Đan, Phạm Thành Phong, Lê Nguyễn Trọng Huỳnh, Đỗ Thị Hiền Vương, Nguyễn Văn Hiếu - Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long.

Xem thêm
Tổng thống Nga Putin thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam trong hai ngày 19 và 20/6 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch các tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Chủ tịch các tỉnh, thành phải trực tiếp chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh...

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Để làng O2 không còn cách biệt với miền xuôi

BÌNH ĐỊNH Để ngôi làng trên đỉnh Konhlon không còn xa vời vợi, không gì khác hơn là phải làm con đường nối làng O2 với miền xuôi Vĩnh Kim. Bình Định đang tính toán chuyện ấy!

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm