| Hotline: 0983.970.780

5 việc cần làm cho công tác phòng chống thiên tai năm 2021

Thứ Năm 01/07/2021 , 20:13 (GMT+7)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ 5 vấn đề cần được nghiên cứu để chỉ đạo, đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai năm 2021.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (trái) cùng Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài chủ trì Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (trái) cùng Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài chủ trì Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chiều 1/7, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

Theo báo cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai, trong 6 tháng đầu năm, thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước và làm 25 người chết, 31 người bị thương, ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 132 tỷ đồng.

Nhận định về tình hình thiên tai trong năm 2021, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đến nay, diễn biến thiên tai vẫn theo quy luật của mọi năm: “Theo dự báo, tình hình thiên tai năm 2021 không khốc liệt như năm 2020 nhưng lại bất thường hơn. Dự báo 5 - 7 cơn bão sẽ đổ bộ, có thể không có cơn bão nào lớn như cơn bão số 9 năm 2020 nhưng tình hình mưa lại rất nghiêm trọng, đặc biệt ở miền Trung vào tháng 9, tháng 10. Thời tiết cực đoan không dự báo trước được càng ngày càng phức tạp".

Ngay từ đầu năm, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã quyết liệt chỉ đạo các địa phương triển khai nhanh chóng, hiệu quả các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020. Thường xuyên theo dõi, cập nhật về dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai trong nước và khu vực để tham mưu kịp thời lãnh đạo Bộ, Ban chỉ đạo, đảm bảo chủ động ứng phó hiệu quả với thiên tai.

Sau các đợt thiên tai, Tổng cục đã tổ chức các đoàn công tác phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hướng dẫn khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất; kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ NN-PTNT chỉ đạo, đôn đốc các địa phương rà soát tổng hợp thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ, nhất là về dân sinh, phục hồi sản xuất. Hướng dẫn các cơ quan chuyên môn của địa phương, kiểm tra việc tổng hợp, đánh giá, thống kê số liệu thiệt hại và các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ ra 5 vấn đề cần được nghiên cứu để chỉ đạo, đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai năm 2021. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ ra 5 vấn đề cần được nghiên cứu để chỉ đạo, đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai năm 2021. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, từ một năm thiên tai khốc liệt, dị thường, những vấn đề trong chỉ đạo điều hành của công tác phòng chống thiên tai đã được nhận diện. Qua đó, Thứ trưởng nêu rõ 5 vấn đề cần được nghiên cứu để chỉ đạo, đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai năm 2021.

“Thứ nhất là việc đảm bảo an toàn cho lực lượng phòng chống thiên tai và lực lượng cứu hộ cứu nạn. Sự mất mát của lực lượng phòng chống thiên tai trong năm 2020 là quá lớn, đặc biệt là lực lượng vũ trang. Tổng cục Phòng chống thiên tai với vai trò là đơn vị Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương cần có những yêu cầu, hướng dẫn, chỉ đạo làm sao để không phải đi cứu hộ lực lượng cứu hộ”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ hai, trong năm 2020, số lượng người thương vong do thiên tai trên bờ quá nhiều. Trong số 4 vụ sạt lở đất thì đã có 3 vụ được đưa vào diện cảnh báo đặc biệt nghiêm trọng. Thứ trưởng cho rằng cần rút kinh nghiệm trong năm nay, phải chỉ đạo quyết liệt hơn, cần thiết sẽ gắn trách nhiệm trong công tác phòng chống thiên tai cho lãnh đạo địa phương.

Vấn đề thứ ba là công tác thông tin tuyên truyền đến người dân. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh: “Nếu chỉ dự báo chung chung, truyền tải thông tin chung chung lũ cấp độ nào thì người dân sẽ không biết được nước dâng đến đâu. Chúng ta phải dự báo chi tiết hơn đúng ngày đó, giờ đó, tại địa điểm đó nước sẽ lên bằng đó. Thông tin ấy cần phải được truyền tải tới người dân để người dân chủ động ứng phó".

Thứ tư là việc triển khai di dân tránh bão lũ trong thời điểm Covid-19. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định từ nay đến tháng 10, thời điểm cao điểm bão lũ, chắc chắn tình hình dịch Covid-19 sẽ không thuyên giảm.

"Chúng ta cần có những chỉ đạo trực tiếp, yêu cầu các địa phương báo cáo chi tiết những kịch bản, phương án di dân khác nhau. Tiếp đến là phải đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch trong quá trình triển khai di dân. Trong năm nay chúng ta phải dự báo thật chính xác tình hình thiên tai và có kịch bản chi tiết hơn, di dân hợp lý hơn trong bối cảnh Covid-19", ông Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Vấn đề thứ năm là cần quan tâm hơn đến các công trình, đặc biệt là các công trường thi công trong mưa bão. Thứ trưởng cho rằng sự cố ở công trình Thủy điện Rào Trăng 3 là một kinh nghiệm rất đau xót, từ đó các địa phương phải rà soát kĩ lưỡng những công trình đang thi công ở khu vực có nguy cơ sạt lở và thực hiện di tản 100%.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.