| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 17/06/2020 , 10:51 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 10:51 - 17/06/2020

60 & 300

60 là số dự án BOT được kiểm toán. Còn 300 là số năm giảm thu phí qua kiểm toán.

Bình quân mỗi dự án khi kiểm toán đã giảm được 5 năm thu phí. Đó là con số do tổng kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc cho báo chí biết trong hành lang quốc hội sáng ngày 15/6.

Một con số ngắn gọn, nhưng nếu cụ thể hóa ra, sẽ khiến không ít người kinh hoàng. 300 năm là 3.600 tháng. Mỗi tháng bình quân 30 ngày, 300 năm thành ra 108.000 ngày.

Nếu 1 ngày mỗi dự án thu phí được 1 tỷ đồng, thì với 108.000 ngày đó, số tiền thu được là 6.480.000 tỷ đồng. Nếu cứ tính 1 tỷ USD tương đương 24.000 tỷ đồng, thì 6,480.000 tỷ đồng ấy tương đương 270 tỷ USD.

Nói thẳng ra, nếu không có 60 cuộc kiểm toán đó, thì trong 5 năm, chủ nhân của các phương tiện 4 bánh lưu thông trên 60 con đường đó sẽ phải nộp oan 270 tỷ USD, tương đương với GDP của nước ta trong 1 năm.

Đó là chỉ mới kiểm toán 60 dự án. Nếu kiểm toán hết các dự án, thì số năm giảm chắc chắn còn nhiều hơn nữa, số tiền mà chủ các phương tiện lẽ ra phải nộp oan còn lớn hơn nữa.

BOT là một dạng kinh doanh. Nhà đầu tư bỏ tiền ra làm một con đường rồi được nhà nước cho thu phí các phương tiện 4 bánh tham gia giao thông trên đó một thời gian để bù lại chi phí và có lãi.

Phương thức kinh doanh này có cái lợi là hạ tầng giao thông phát triển rất nhanh, trong khi nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư. Và chính hạ tầng giao thông phát triển đã góp phần rất lớn cho kinh tế phát triển.

Nhưng ở chiều ngược lại, thì các dự án này cũng để lại không ít hệ lụy. Do dự án BOT nào cũng là “con gà đẻ trứng vàng”, có những dự án mỗi ngày đêm có hàng chục ngàn phương tiện lưu thông qua, tiền thu về hàng tỷ, nên đã kích thích lòng tham của các nhà đầu tư.

Vì lòng tham, họ đã làm rất nhiều việc trái cả pháp luật lẫn nhân tâm, nhằm thu được nhiều tiền. Nào đặt trạm thu phí ở một vị trí rất “quái đản” để “vớt” cả những phương tiện dù không lưu thông một mét nào trên dự án của họ cũng phải nộp tiền, nào chây ỳ không chịu thu phí không dừng để tránh minh bạch, và tìm mọi cách “luồn lách” để được kéo dài thời gian thu phí...

Chính vì thế mà người dân đã đặt cho các dự án đó là “BOT bẩn”, và chính tại những dự án “BOT bẩn” này, đã sinh ra không ít biện pháp đối phó, nào trả tiền phí bằng tiền lẻ thấm nước, nào dừng xe ngay trước trạm thu phí...

Không lái xe nào phản đối BOT, điều họ phản đối chính là phản đối BOT bẩn. Và họ chỉ làm điều đó khi không còn sức chịu đựng nữa.

Chính những cuộc kiểm toán đã làm lộ thêm những chiêu trò bẩn trong hàng loạt BOT bẩn. Điều khiến dư luận thắc mắc là những dự án phải giảm năm thu phí kia, sao chẳng chủ đầu tư nào phải chịu bất cứ một chế tài nào?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm