| Hotline: 0983.970.780

8 triệu và 18.000 tỷ

Thứ Ba 05/02/2013 , 10:36 (GMT+7)

PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN cho biết, dự báo không tốt, giá cả thất thường khiến người chăn nuôi năm vừa qua lỗ tới 18.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, chỉ cần bỏ ra 8 triệu đồng/tháng thu thập thông tin để cảnh báo, có thể giúp người chăn nuôi giảm thiệt hại đáng kể...

* Bình ổn cho... người giàu

* 3 điểm yếu ngành chăn nuôi

Trò chuyện với NNVN, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN cho biết, dự báo không tốt, giá cả thất thường khiến người chăn nuôi năm vừa qua lỗ tới 18.000 tỷ đồng vì bán dưới giá thành. Đáng chú ý, chỉ cần bỏ ra 8 triệu đồng/tháng thu thập thông tin để cảnh báo, có thể giúp người chăn nuôi giảm thiệt hại nhiều ngàn tỷ đồng…


PGS.TS Nguyễn Đăng Vang

CÂU CHUYỆN GIÁ TRỨNG

Giá trứng đang ở mức quá cao suốt 1 - 2 tháng nay, ông thấy có gì bất thường không?

Chính xác là ngày 27/12/2012, tôi mua ít trứng gà Ai Cập (trứng gà ngon) ở Viện Chăn nuôi, giá đã tới 3.400 đồng/quả, đương nhiên ngoài thị trường giá còn cao hơn. Hiện giá trứng có giảm xuống nhưng vẫn còn cao so với trước đây. Giá trứng tăng là do nguồn cung bị thu hẹp chứ không có gì bất thường. Khi mà gà thịt đang được giá thì chính là thời điểm thích hợp để người chăn nuôi loại bỏ những con mái đẻ kém để bán thịt nên lượng trứng sẽ giảm xuống. Nguồn cung giảm nên giá tăng thôi.

Dư luận lại cho rằng giá tăng bởi DN độc quyền “thổi giá”, cụ thể Cty CP liên tục nâng giá trứng. Ý kiến của ông thế nào?

Việc giá thị trường tăng, DN chăn nuôi tăng giá bán cũng là chuyện thường. Theo Tổng cục Thống kê, tổng số trứng cả nước sản xuất mỗi năm khoảng 7,3 tỷ quả, trong đó có 2,213 tỷ trứng gà nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, lượng trứng gà công nghiệp mà Hội Chăn nuôi VN nắm được phải cỡ 3,6 tỷ quả. Số liệu như thế bởi cả nước có 15 triệu mái nuôi công nghiệp, trong đó thường xuyên có 12 triệu con đang đẻ, trung bình 300 trứng/mái/năm. Trong số khoảng 12 triệu mái đẻ đó, Cty CP có 2 triệu con (tối đa 600 triệu trứng/năm). Nếu so lượng trứng 7,3 tỷ quả do Tổng cục Thống kê đưa ra thì trứng CP chiếm 8,2%. Nếu so số liệu của Hội Chăn nuôi là 8,7 tỷ quả thì trứng của CP chỉ chiếm 6,9%. Tỷ lệ nào thì trứng gà của CP vẫn chưa đủ để áp đặt giá thị trường.

Theo tôi, điều mà CP bị mang tiếng là họ tăng giá bán gấp quá, liên tục, giá trứng từ 2.100 đồng/quả lên 2.900 đồng/quả chỉ trong có 1 tuần. Việc tăng giá quá nhanh như vậy là không nên, làm người ta sẽ nghĩ anh không chia sẻ với người tiêu dùng vào thời buổi khó khăn.

Giá trứng của CP 2.900 đồng/quả, ông có cho thế là quá cao?

Giá bán phải trên cơ sở giá thành và nhiều yếu tố khác liên quan doanh thu và chi phí trong một giai đoạn nên giá trứng có tăng ở một thời điểm nào đó cũng hết sức bình thường và Nhà nước không nên can thiệp quá sâu.

Chăn nuôi năm qua rất khó khăn, giá thịt, giá trứng nhiều tháng liền thấp dưới giá thành, an toàn dịch bệnh không tốt, người chăn nuôi thua lỗ đủ đường. Điều đáng nói là khi chăn nuôi khó khăn, giá bán thấp Nhà nước ít có động thái can thiệp, nhưng hễ giá lên là có sự can thiệp ngay, nhất là tại các thành phố lớn. Trong việc này, điều đáng tiếc là tiền bình ổn giá lại thường rơi vào DN thương mại, siêu thị lớn, nơi đối tượng mua hàng hóa là dân thành phố, người có thu nhập khá. Phải chăng chúng ta đang bình ổn giá cho người giàu?

Bình ổn giá là để chống lạm phát. Là bình thường. Nhưng cách bình ổn giá mà nhiều nơi đang làm đúng là người nghèo, người sống ở khu vực nông thôn ít được hưởng lợi bằng người thành phố, người có thu nhập cao mua sắm trong siêu thị. Tôi nghĩ có thể tốt hơn nếu những người nghèo được phát thẻ mua hàng bình ổn giá. Tôi nhớ bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng từng nêu vấn đề này. Làm sao các DN phải cạnh tranh sòng phẳng chứ không thể tiền bình ổn giá chỉ rơi vào một nhóm DN, đồng thời chính sách bình ổn giá phải giúp người nghèo được hưởng lợi nhiều hơn.

3 ĐIỂM YẾU NGÀNH CHĂN NUÔI

Từng là người nhiều năm quản lý ngành chăn nuôi, ông thấy chăn nuôi chúng ta đang bất ổn chỗ nào?

Bất ổn ư? Tôi không nghĩ như vậy. Năm 2012 nước ta nhập 82 ngàn tấn thịt gia cầm, bằng khoảng 2% tổng sản lượng. Trong khi chúng ta lại xuất được khoảng 1%, như vậy cân đối cung cầu thiếu khoảng 1%. Tính trung bình trong 2 - 3 năm lại đây, mỗi năm cân đối giữa XNK thịt gia cầm ta hụt chỉ khoảng 1 - 1,5%, không có gì đáng lo ngại. Với chăn nuôi lợn thì nguồn cung luôn dồi dào. Năm 2012 cả nước SX 12,7 triệu tấn TĂCN; năm 2011 là 11,5 triệu tấn. Đây là thức ăn nuôi công nghiệp, chiếm khoảng 56%. Xét tỷ lệ nuôi công nghiệp lớn như thế là phát triển. Trong TĂCN thì DN vốn nước ngoài chiếm khoảng 52% và 6% là liên doanh (2011). Các DN SX TĂCN có vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu là CP với 2,3 triệu tấn, chiếm 19%; Proconco 1,1 triệu tấn, chiếm 9%; Cargill chiếm 7,8%. Cả nước có 233 nhà máy chế biến TĂCN, giá trị tài sản có yếu tố nước ngoài như đã nói, chiếm 58%. Tổng thể ngành CN nói chung là lành mạnh. Các DN nước ngoài chiếm tỷ lệ hơi cao nhưng cái lợi là họ luôn đi đầu về quản lý và khoa học công nghệ. Mặt khác DN nước ngoài bản thân họ cũng phải cạnh tranh với nhau nên chúng ta không cần quá lo lắng.


Ảnh minh họa

Tổng thể là thế, nhưng tại sao ngành chăn nuôi nước ta vẫn luôn bấp bênh, thưa ông?

Tôi thấy có 3 điểm yếu ngành chăn nuôi chưa khắc phục được. Đầu tiên là dịch bệnh. Dịch bệnh thường xuyên diễn ra ở hộ chăn nuôi nhỏ mà chăn nuôi nhỏ ở ta vẫn phải tồn tại. Đây là khu vực rất yếu khâu tiêm phòng. Nhà nước cần hỗ trợ thuốc thú y cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nơi dễ phát sinh dịch bệnh nhất.

PGS.TS Nguyễn Đăng Vang: "Tâm lý người chăn nuôi là muốn ổn định. Muốn giá cả ổn định chúng ta phải có những dự báo tốt. Chỉ vì dự báo không tốt, giá cả thất thường khiến ngành chăn nuôi mấy tháng vừa qua lỗ tới 18.000 tỷ vì bán dưới giá thành. Trong khi chỉ cần thu thập số liệu phân tích, tôi thấy chi phí này chỉ mất 8 triệu đồng/tháng nhưng có đưa ra những cảnh báo làm lợi cho nhà chăn nuôi nhiều ngàn tỷ đồng".

Yếu kém thứ hai là quản lý giết mổ. Tôi cho rằng, việc cấp phép, quản lý giết mổ phải là ngành NN-PTNT chứ không thể do ngành Công thương quản lý. Ngành Công thương tuy có lợi thế 7.000 người QLTT nhưng tôi không tin họ có thể thể quản lý tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm.

Điểm yếu thứ ba là giá cả bấp bênh. Theo tôi, Cục Chăn nuôi cần ngay lập tức yêu cầu 233 NM chế biến thức ăn chăn nuôi cung cấp số liệu thường xuyên. Hàng tháng họ bán bao nhiêu thức ăn cho gà đẻ, gà thịt, vịt, lợn… từ đó tính ngay được đầu con mà đưa ra cảnh báo bình thường hay bất thường. Nắm được thông tin, tối thiểu ta thừa sức cảnh báo được trước 6 tháng. Quản lý giống cũng thế. Anh cần có số liệu đầu con nhập về hay các đơn vị sản xuất giống ông bà, bố mẹ, từ đó có báo cáo số lượng đầu con giống bán ra, để nắm tổng thể. Với lợn chẳng hạn, nếu bán con bố mẹ ít đi, thì 15 tháng sau sẽ thiếu thịt và ngược lại. Như vậy anh làm một bài toán về giống, một bài toán về thức ăn là ra ngay tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn để điều chỉnh.

Hồi tháng 7 - 8/2012 có những cảnh báo Tết này thiếu thịt nghiêm trọng; thậm chí phía Bộ Công thương còn có ý kiến là sẵn sàng nhập mấy trăm ngàn tấn. Hội Chăn nuôi sau khi tổng hợp số liệu, phân tích, cho rằng không thiếu thịt. Khi đó tôi điện thoại 20 nhà máy TĂCN lớn, hỏi bán tăng hay giảm; lại hỏi xem các trại chăn nuôi. Đúng là có thông tin 25% trại chăn nuôi treo chuồng do giá thấp, nhưng đó là những trại nhỏ. Các trại lớn chỉ giảm một phần dư thừa còn thực tế trong chuồng vẫn đủ nái.

Bây giờ thịt lợn đầy ắp phía Nam. Gà cũng không thiếu.

Xin cảm ơn ông!

Giá thịt lợn lại dưới giá thành

Ngày 30/1, ông Võ Đình Phiên, chủ trang trại lợn ở Bến Cát và là PCT Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Bình Dương phản ảnh với Hội Chăn nuôi VN rằng giá bán lợn hơi từ 43.000 đồng/kg rớt còn 41.000 đồng/kg, dưới giá thành 2.000 - 3.000 đồng/kg làm người nuôi lỗ nặng. Đề nghị Hội Chăn nuôi VN xem xét có cách cứu người chăn nuôi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm