| Hotline: 0983.970.780

Rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 gấp 5 lần cho phép

Thứ Tư 11/04/2012 , 13:57 (GMT+7)

Ban quản lý thủy điện 3 thừa nhận lưu lượng nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 lên đến 75 lít/giây (vượt mức cho phép 5 lần).

Làm việc với đoàn công tác Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban quản lý thủy điện 3 thừa nhận lưu lượng nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 lên đến 75 lít một giây (vượt mức cho phép 5 lần).

Trong hai ngày 9 và 10/4, đoàn công tác của Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam do tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa Cầu làm trưởng đoàn đã khảo sát hiện trạng nước rò rỉ, thẩm thấu qua đập thủy điện Sông Tranh 2. Sau khi đến hiện trường kiểm tra, các chuyên gia của đoàn công tác đã có buổi làm việc với các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam.

Tại buổi làm việc này, ông Trần Văn Hải, Trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3 thừa nhận: "Lượng nước rò rỉ qua thân đập chính xác là 75 lít một giây chứ không phải 30 lít như công bố trước đây. Tuy nhiên đập thủy điện vẫn đảm bảo an toàn, nước trong lòng hồ đang dao động ở cao trình 155 mét, cao hơn mực nước chết 15 mét".  

Mặc dù Ban quản lý dự án thủy điện 3 đã dùng các ống nhựa thu gom nước thấm ở đập chính thủy điện Sông Tranh 2 thế nhưng lưu lượng nước thấm chảy về phía hạ lưu qua đo đạc không giảm xuống mà tăng lên đến 75 lít/giây, vượt gấp 5 lần mức cho phép

Hiện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo Ban quản lý dự án thủy điện 3 không hạ thêm mực nước để đảm bảo hiệu suất đảm bảo cung ứng điện vào mùa khô năm nay. Về việc xử lý sự cố thấm, chủ đầu tư đang thiết kế, xây dựng ba phương án xử lý.

Trước đó, Tiến sĩ Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) từng khẳng định mức cho phép thấm qua thân đập với công nghệ đầm lăn như đập chính thủy điện Sông Tranh 2 không được vượt quá 15 lít một giây. Như vậy, với mức thấm qua thân đập này lên đến 75 lít một giây là vượt mức cho phép đến 5 lần.

Nhiều tháng qua, người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện Sông Tranh 2 sống trong tình cảnh hoang mang, mất ăn, mất ngủ với "nỗi lo kép" vừa sợ động đất vừa phập phồng vì nước rò rỉ, thấm qua đập thủy điện tuôn chảy như suối về phía hạ lưu. Theo các nhà khoa học, để đưa ra kết luận những trận động đất liên tiếp gần đây có liên quan đến sự cố rò rỉ, thấm ở đập thủy điện Sông Tranh 2 cần phải dùng hệ thống thiết bị hiện đại để quan trắc, thăm dò thì mới có căn cứ khoa học.

Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu đề xuất: "Để nghiên cứu kỹ tác động của động đất đến công trình thủy điện cũng như bờ đập cần có các trạm quan trắc, cụ thể là 5 trạm được đặt trong vòng 3 huyện quanh hồ thủy điện. Ban quản lý dự án thủy điện 3 cần kiểm tra các khe nhiệt, phạm vi kiểm tra ở phía thượng lưu sâu vào thân đập từ 1,5 đến 2 mét bằng phương pháp đầu dò georadar để xác định mức độ thấm qua thân đập như thế nào".  

Mực nước lòng hồ đang hạ xuống để xử lý sự cố thấm ở đập thủy điện Sông Tranh 2

Các nhà khoa học đề nghị Ban quản lý thủy điện 3 cung cấp đầy đủ các thông số, kết quả quan trắc trong quá trình thi công, lưu lượng nước thấm qua khe nhiệt hàng ngày, hàng giờ cụ thể thì mới có thể đưa ra chính xác về mức độ an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 hiện nay.

Trao đổi với PV sáng nay, Giáo sư Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý Địa Cầu lo ngại: "Trong khi chủ đầu tư đang phát hết công suất, hạ mực nước hồ thủy điện xuống gần đến mực nước chết mà lưu lượng nước thấm qua đập chính tăng lên đến 75 lít/giây như vậy là quá nguy hiểm. Về nguyên tắc, xây dựng đập công nghệ đầm lăn không cho phép lít nước nào thấm qua đập về phía hạ lưu chứ nói gì đến 75 lít/giây ở con đập có cao trình đỉnh đập gần 100 mét so với hạ lưu như thế".

Theo giáo sư Triều, từ sau tết Nhâm Thìn đến nay, tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 vẫn còn xảy ra nhiều trận động đất kích thích, trong đó dư chấn động đất xảy ra vào ngày 6/3 Trạm quan trắc ở Huế ghi nhận được là 3,1 độ richter. Thông thường, động đất kích thích xảy ra khi hồ thủy điện mới tích nước hoặc lúc xả nước, tích nước đột ngột sẽ làm gia tăng động đất kích thích. Mặt khác khu vực thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy kéo dài đang hoạt động mang tên Hưng Nhượng - Tà Vi - Trà Bồng(Quảng Ngãi).

Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thống nhất với tỉnh Quảng Nam hỗ trợ tiền mua 5 máy quan trắc động đất với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng để lắp đặt xung quanh thủy điện Sông Tranh 2. Khẩn trương triển khai đề tài nghiên cứu cấp nhà nước cho công trình đập thủy điện Sông Tranh 2 về động đất và an toàn đập.

Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: "Ban quản lý thủy điện 3 báo cáo ngay cho EVN quan trắc hoặc thuê các đơn vị quan trắc động đất về làm việc tại xung quanh công trình Sông Tranh 2. Chúng tôi sẽ gửi công văn kiến nghị EVN có trách nhiệm chi tiền để mua các thiết bị cho trạm quan trắc động đất và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, mục tiêu cuối cùng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân vùng hạ du”.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm