| Hotline: 0983.970.780

Agribank: 36 năm vẹn nguyên cam kết đồng hành cùng tam nông

Thứ Ba 26/03/2024 , 15:39 (GMT+7)

Dù trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cũng như biến động thị trường, Agribank luôn tiên phong chủ động triển khai và ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh kinh tế đất nước.

Agribank nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp 35 năm ngày thành lập.

Agribank nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp 35 năm ngày thành lập.

Cam kết đồng hành cùng tam nông

Là ngân hàng thương mại duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Agribank luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; tích cực đồng hành và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; đồng thời ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh kinh tế đất nước.

Sau khi ra đời cách đây 36 năm, Agribank đã bắt tay ngay vào hỗ trợ chính sách "Khoán 10" trong nông nghiệp bằng việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình cho vay thí điểm hộ nông dân. Những năm tiếp theo của thập niên 1990 là chương trình lương thực và xuất khẩu của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu long, phát triển nông sản và chăn nuôi đại gia súc khu vực miền Trung, Tây nguyên, cho vay kinh tế hộ; các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.

Bước sang thế kỷ XXI, ngân hàng tiếp tục triển khai Nghị định 41, Nghị định 55 và nay là Nghị định 116 về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 67 về phát triển khai thác thủy sản, đánh bắt cá xa bờ; chương trình tái canh cây cà phê; cho vay xây dựng nông thôn mới…

Những năm gần đây, nhận thức sâu sắc về nguy cơ nền nông nghiệp Việt Nam đối mặt với hàng loạt thách thức về biến đổi khí hậu, Agribank lại đi đầu thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về thúc đẩy tín dụng xanh qua triển khai đầu tiên gói tín dụng 50.000 tỷ đồng đầu tư tín dụng nông nghiệp sạch, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết nối tham gia chuỗi liên kết giá trị...

Những cánh đồng mẫu lớn, những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên khắp các vùng miền là kết quả từ quá trình cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị hàng hoá nông sản đang được nhân rộng với sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn của Agribank trong các khâu sản xuất.

Ông Trần Huy Đường, Giám đốc Công ty TNHH Langbiang, tỉnh Lâm Đồng coi Agribank là ân nhân của mình bởi ngân hàng đã đồng hành những lúc khó khăn nhất. “Làm nông nghiệp rủi ro rất cao chuyện khó khăn là chuyện thường xuyên, tôi thấy Agribank làm được việc đó”, ông chia sẻ.

Sự bảo đảm nguồn tài chính đầy đủ kịp thời phục vụ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp của Agribank góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 26 về tam nông của Đảng, Chính phủ, tạo sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp.

Qua đó góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nông nghiệp, trở thành trụ đỡ của nền kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.

Agribank luôn đồng hành cùng người dân trên mọi miền đất nước.

Agribank luôn đồng hành cùng người dân trên mọi miền đất nước.

Sẵn sàng cắt giảm hàng nghìn tỷ đồng 

Những năm 2020, tình hình kinh tế chính trị toàn cầu nhiều biến động, nhất là đại dịch Covid-19 xảy ra, nền kinh tế chịu tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh của Agribank.

Trước những khó khăn bộn bề, Agribank xác định cần phải có quyết sách hành động, chia sẻ tối đa cùng khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả không để đứt mạch sản xuất, kinh doanh vì thiếu vốn của doanh nghiệp và người dân. Tăng trưởng tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là các lĩnh vực thiết yếu, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ.

Song song đó, ngân hàng kịp thời tháo gỡ khó khăn, gia tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp; tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng. Agribank luôn là ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay nhiều nhất trong hệ thống. Ngoài ra, thực hiện các giải pháp cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí giữ nguyên nhóm nợ theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Tuy đối mặt với nhiều khó khăn do chịu tác động từ nền kinh tế, Agribank chấp nhận cắt giảm hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đồng hành với người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phục hồi.

Sự nhiệt thành đó là sợi dây gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng xuyên suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển. Gắn bó với Agribank từ ngày khởi nghiệp với số tiền vẻn vẹn 10 triệu đồng mua cá giống, qua 30 năm dư nợ của gia đình anh Phạm Văn Nhiêu ở xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng đã lên tới 12 tỷ đồng.

Gần đây nhất là năm 2023, anh mở rộng sản xuất, đầu tư thêm các trang trại nuôi cá tại Cao Bằng và Hà Giang. Lứa cá đang phát triển thuận lợi, chờ ngày thu hoạch thì trận lũ quét đột ngột làm anh không kịp trở tay. Trong chớp mắt, hàng trăm tấn cá tầm của gia đình anh bị dòng nước dữ cuốn trôi phăng, gần 30 tỷ đồng cũng trôi theo dòng nước.

Ngay sau sự việc xảy ra, Agribank đã tiếp cận hỗ trợ giảm lãi cho gia đình anh Nhiêu. Nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng được ví như là liều thuốc trợ lực kịp thời giúp gia đình anh Nhiêu vượt khó và sớm vực dậy. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no, sự quan tâm đồng hành cùng khách hàng của Agribank  khiến những người kinh doanh như chúng tôi thấy ấm lòng”, anh chia sẻ.

Chủ chăn nuôi thừa nhận sau này, nhiều ngân hàng chào mời nhưng anh chỉ vay vốn tại Agribank bởi nơi đây luôn là điểm tựa vững chắc đối với gia đình anh cũng rất nhiều bà con trên địa bàn.

Gia đình anh Nhiêu là một trong số hàng triệu khách hàng dọc theo dải đất hình chữ S đã gắn bó với Agribank từ những người đầu khởi nghiệp cho đến khi trở thành triệu phú, tỷ phú đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Sự vào cuộc tích cực, chủ động của Agribank giúp nhiều doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

Sự vào cuộc tích cực, chủ động của Agribank giúp nhiều doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

Cải thiện hơn nữa thủ tục, sớm cấp vốn vay cho nền kinh tế

Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 36 năm xây dựng và phát triển của Agribank đã được lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành ghi nhận và đánh giá cao.

Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với Ban lãnh đạo, cán bộ, người lao động Agribank, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng biểu dương và nhìn nhận: Trong bối cảnh vô cùng khó khăn của nền kinh tế, Agribank là một trong những ngân hàng triển khai nhiều hoạt động, giải pháp hợp lý để thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Agribank đã thực hiện tốt vai trò chủ đạo, tiên phong, dẫn dắt thị trường theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia, kịp thời tháo gỡ khó khăn, gia tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đi đầu trong việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ trực tiếp các đối tượng khách hàng, chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn.

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm".

Hiện Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 2.300 đối tác mới là các tập đoàn, tổng công ty, trường học, bệnh viên, sàn thương mại điện tử… với số lượng giao dịch đạt trên 45 triệu, tổng giá trị đạt 60.000 tỷ đồng, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, là ngân hàng có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số.

Trong giai đoạn nửa cuối năm 2023, Agribank tăng trưởng vượt bậc. Tổng tài sản của Agribank vượt mốc 2 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,88 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,54 triệu tỷ đồng, trong đó trên 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông". Ngân hàng tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất đối với ngân sách Nhà nước.

Uy tín, thương hiệu của Agribank được khẳng định thông qua sự đánh giá, ghi nhận, vinh danh của các tổ chức có uy tín trong nước và quốc tế. Fitch Ratings nâng xếp hạng Nhà phát hành Dài hạn của Agribank lên mức “BB+” với triển vọng “Ổn định”, tương đương xếp hạng quốc gia. Tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance xếp hạng Agribank - Top 10 thương hiệu ngân hàng Việt Nam trong 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới.

Với những thành tích xuất sắc trong công tác cho vay, phát triển kinh tế nông nghiệp, Agribank vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu đối lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong 36 năm xây dựng và phát triển.

Nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 36 năm thành lập Agribank.

Nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 36 năm thành lập Agribank.

Với vai trò đầu tàu của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước phục vụ đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tiên phong thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ của Chính phủ, thời gian tới Agribank cam kết đồng hành chặt chẽ với khách hàng.

Cùng với đó, sẽ chủ động cân đối để giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ hỗ trợ khách hàng, nhất là đối tượng doanh nghiệp; cải tiến, đơn giản hóa thủ tục quy trình cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đồng thời, triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp phục vụ cho các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

“Tiếp nối những thành tựu đã đạt được trong 36 năm, toàn hệ thống Agribank vững tin bước sang giai đoạn mới với tinh thần và khí thế thi đua sôi, sẵn sàng tâm thế triển khai thành công Đề án chiến lược phát triển Agribank đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, cùng các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong khối doanh nghiệp Trung ương có nhiều đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước”, lãnh đạo Agribank khẳng định.

Hướng đến kỷ niệm 36 năm thành lập (26/3/1988 - 26/3/2024), Agribank phát động "Tuần lễ văn hóa" dành cho toàn thể cán bộ, người lao động trong toàn hệ thống.

Chuỗi sự kiện gồm Giải chạy trực tuyến “Vì tương lai xanh” từ ngày 20/3 đến 26/3; "Tủ sách cộng đồng” diễn ra từ 18/3 đến 25/3, kêu gọi các tổ chức, cá nhân là cán bộ, người lao động, khách hàng quyên góp, trao đổi sách tại điểm giao dịch; Cuộc thi sáng tác video clip “Ấn tượng Agribank” từ ngày 15/3 đến 29/3 dành cho đoàn viên thành viên Agribank.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm