| Hotline: 0983.970.780

Nguồn vốn hiệu quả của Agribank Khánh Hoà phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ Năm 22/04/2021 , 10:01 (GMT+7)

Nguồn vốn của Agribank Khánh Hoà đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo nâng cao đời sống người dân.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Chi nhánh Khánh Hòa, phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Chi nhánh Khánh Hòa, phát biểu tại hội nghị.

Ngày 20/4, Agribank Chi nhánh Khánh Hoà đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện thoả thuận phối hợp với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về thực hiện tín hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015 của Chính phủ. Tham dự có lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà và các Sở, ngành.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Chi nhánh Khánh Hoà cho biết, ngày 16/10/2016 đơn vị đã ký thoả thuận phối hợp với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và đã được triển khai đến các cấp hội, các chi nhánh của Agribank trong toàn tỉnh.

Sau 5 năm ký thoả thuận phối hợp giữa Agribank Khánh Hoà với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2016-2020, tính đến ngày 31/12/2020, toàn tỉnh có 412 tổ vay vốn, với số thành viên là 8.033 người do Hội Nông dân và Hôi Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hoà quản lý.

Trong năm 5 qua, Agribank Khánh Hoà đã giải quyết  cho 38.774 lượt tổ hội viên các tổ vay vốn thông qua hai hội này. Tổng số vốn giải ngân là 2.578 tỷ đồng, dư nợ cho vay đến 31/12/2020 là 661 tỷ đồng, tăng 187 tỷ đồng so với đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 44%, chiếm tỷ lệ 12% dự nợ cho vay hộ gia đình và các cá nhân và chiếm 7,1% tổng dư nợ toàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Xuân Huy, sau khi ký thoả thuận phối hợp thì nguồn vốn cho vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo thanh toán nợ gốc, lãi theo đúng thoả thuận đã tạo sự gắn bó của hội viên với tổ chức, góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 tổ chức đoàn thể này. Đặc biệt đã tạo điều kiện  truyền tải vốn đến người dân để đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho từng gia đình.

Nguồn vốn của Agribank Khánh Hòa đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo.

Nguồn vốn của Agribank Khánh Hòa đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo.

Cũng từ nguồn vốn này mà nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu, điển hình như nông dân Trần Minh Hiền, thôn Khải Lương, xã Vạn Thanh, huyện Vạn Ninh ban đầu vay 200 triệu để đầu tư mua tôm hùm giống, thức ăn, sửa chữa lồng bè.

Đến nay gia đình anh Hiền hàng năm có thu nhập 800 triệu -1 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho 5 lao động; gia đình ông Tô Văn Tèo thôn Khải Lương vay 300 triệu đồng để đầu tư nuôi tôm hùm và cá bớp, thu nhập hàng năm đạt 1 tỷ đồng, giải quết việc làm cho 10 lao động địa phương…

Nguồn vốn của Agribank Khánh Hoà còn giúp giảm tình trạng cho vay lãi nặng trong dân, tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp tiếp cận được ngườn vốn vay phát triển sản xuất, góp phần hoàn thành chỉ tiêu thu nhập và giảm nghèo của Chương trình xây dựng Nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách về tam nông.

Tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Agribank Khánh Hòa đến 31/12/2020 đạt 5.787 tỷ đồng .

Tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Agribank Khánh Hòa đến 31/12/2020 đạt 5.787 tỷ đồng .

Ông Nguyễn Xuân Huy cho biết, phát huy những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2021-2025 Agribank Khánh Hòa đề ra nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra. Theo đó Agribank Khánh Hoà phát huy vai trò tiên phong, chủ đạo, hàng đầu trong việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Chính phủ, góp phần phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, phát triển xây dựng nông thôn mới, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Ưu tiên tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng đến xuất khẩu; chú trọng đầu tư cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư diêm nghiệp, mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn nông thôn.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 15%/năm. Củng cố, mở rộng và nâng dần tỷ trọng tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn đến năm 2025 đạt tối thiểu 70%. Phát triển tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng. Tăng trưởng khách hàng mới trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, lấy mục tiêu chất lượng tín dụng là yếu tố trọng tâm trong tăng trưởng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ cho vay đến 2025 tỷ lệ nợ xấu đạt dưới 0,5%.

Đẩy mạnh phát triển ngân hàng số giúp khách hàng thuận tiện, an toàn với tiện ích tối đa, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính. Đồng thời cùng với các cấp hội tiếp tục công tác phối hợp nhằm mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác cho vay thông qua tổ vay vốn.

Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, tặng bằng khen của tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động cho vay.

Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, tặng bằng khen của tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động cho vay.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà biểu dương những kết quả thoả thuận giữa Agribank, Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đạt được.

Đồng thời, đánh giá Agribank Khánh Hoà ngày càng khẳng định vai trò chủ lực trên lĩnh vực tam nông, đóng góp tích cực và hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà; giữ vai trò lớn trong thực thi các chính sách kinh tế, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong thời gian tới, ông Lê Hữu Hoàng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015 của Chính phủ; các cấp đoàn thể tiếp tục phối hợp tích cực, chặt chẽ hơn với Agribank Khánh Hoà trong việc cho vay và quản lý vốn và thu hồi công nợ…

Tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Agribank Khánh Hòa đến 31/12/2020 đạt 5.787 tỷ đồng với 23.298 khách hàng, chiếm 68% tổng dư nợ, số dư nợ xấu là 29 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,5%. Trong đó, dư nợ cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP đến 31/12/2020 là 5.060 tỷ đồng với 20.858 khách hàng, chiếm tỷ lệ 87,4% dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn; số dư nợ xấu là 28 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,55%.

Giai đoạn 2021-2025 kế hoạch của Argibank Khánh Hòa cho vay thông qua Hội Nông dân, Hội Phụ nữ phấn đấu tăng số lượng tổ vay vốn bình quân 5%/năm; số lượng thành viên trong tổ tăng 5%/năm. Dư nợ tăng trưởng thông qua Hội Nông dân tối thiểu 15%/năm, thông qua Hội Phụ nữ tối thiểu 20%/năm. Phấn đấu hàng năm không có tổ vay vốn xếp loại yếu kém…

  • Tags:
Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất