| Hotline: 0983.970.780

Agribank Khánh Hòa đồng hành cùng khách hàng ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19

Thứ Tư 27/01/2021 , 16:41 (GMT+7)

Agribank Khánh Hòa không những chủ động các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 mà còn triển khai hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Năm 2020 đánh dấu một năm nhiều biến động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước chịu nhiều tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19. Từ cuối tháng 1/2020, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra tại Việt Nam; Khánh Hòa là một trong những địa phương xảy ra dịch bệnh đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội.

Agribank Khánh Hòa đã đồng hành cùng khách hàng, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Agribank Khánh Hòa đã đồng hành cùng khách hàng, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Khách du lịch trong và ngoài nước đến thành phố Nha Trang giảm rất mạnh, đặc biệt là khách Trung Quốc và khách Nga, điều này ảnh hưởng lớn đến tất cả hoạt động thương mại đầu tư, du lịch dịch vụ, kinh doanh vận tải, khách sạn nhà hàng… của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có nhiều khách hàng của Agribank đã gặp không ít khó khăn.

Mặc dù tình hình dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp trong năm 2020 đã làm cho hoạt động kinh doanh của Agribank Khánh Hòa đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh và nỗ lực quyết tâm của tập thể cán bộ nhân viên, người lao động nên đã vượt qua thách thức.

Agribank Khánh Hòa không chỉ chủ động trong các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 mà còn triển khai hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng hành cùng khách hàng khắc phục khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tính đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đạt hơn 14.000 tỷ đồng, tăng 3% so với năm trước. Tổng dư nợ cho vay đạt hơn 8.500 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 5.780 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 68% tổng dư nợ toàn chi nhánh.

Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 68% tổng dư nợ toàn chi nhánh.

Với định hướng kinh doanh lấy khách hàng là trung tâm, Agribank Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp chia sẻ với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: Chủ động tổ chức rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn tại tất cả các chi nhánh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Kịp thời áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay; miễn, giảm phí giao dịch ngân hàng điện tử theo quy định hiện hành của Agribank; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay và thông báo công khai đến khách hàng về mức lãi suất, các điều kiện để được vay vốn ưu đãi lãi suất…

Cụ thể từ ngày 23/01/2020 đến 31/12/2020, Agribank Khánh Hòa đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 180 khách hàng với tổng số nợ được cơ cấu là 368 tỷ đồng, tính đến thời điểm 31/12/2020 còn lại 115 khách hàng với dư nợ cơ cấu là 219 tỷ đồng. Xem xét miễn giảm lãi, phí cho một số khách hàng với số dư nợ được giảm lãi, phí là 93 tỷ đồng.

Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Agribank Khánh Hòa đã thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với doanh số cho vay mới là 1.266 tỷ đồng.

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, Agribank Khánh Hoà đã luôn đồng hành và chia sẻ với những người dân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong năm 2020, Agribank Khánh Hòa đã vận động đoàn viên, người lao động ủng hộ quỹ xã hội, từ thiện hơn 1,2 tỷ đồng và thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội với tổng kinh phí hơn 906 triệu đồng.

Nhờ nguồn vốn vay từ Agribank mà người trồng bưởi da xanh huyện Khánh Vĩnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Nhờ nguồn vốn vay từ Agribank mà người trồng bưởi da xanh huyện Khánh Vĩnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Đặc biệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Công đoàn Agribank, Công đoàn cơ sở Agribank Khánh Hòa đã vận động đoàn viên, người lao động ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hạn hán xâm ngập mặn tại đồng bằng Sông Cửu Long gần 191 triệu đồng, vận động đoàn viên đóng góp số tiền gần 119 triệu đồng để mua 11 tấn gạo ủng hộ các ATM gạo hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt 2 đợt hơn 153 triệu đồng. Hỗ trợ xây nhà tình thương cho gia đình ông Nguyễn Mùi thường trú tại phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa với kinh phí 50 triệu đồng.

Tham gia 3 đợt hiến máu tình nguyện với hơn 70 đơn vị máu được hiến tặng...  Toàn thể đoàn viên, người lao động Agribank Khánh Hòa luôn nhận thức đúng đắn về công tác an sinh xã hội, trách nhiệm với cộng đồng nên tự nguyện trích một phần thu nhập của mình đóng góp các quỹ nhân đạo và ủng hộ các hoạt động từ thiện.

Agribank Khánh Hòa luôn đồng hành cùng công tác an sinh xã hội.

Agribank Khánh Hòa luôn đồng hành cùng công tác an sinh xã hội.

Những suất quà, những ngôi nhà tình nghĩa... không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang ý nghĩa lớn về tinh thần để động viên, chia sẻ, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Hiện nay, bước vào đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tất cả doanh nghiệp và đời sống của người dân tại địa phương.

Dù vậy, Agribank Khánh Hòa xác định sẽ tập trung tối đa mọi nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục vụ kịp thời nhu cầu vốn nhằm góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch như: Thực hiện các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, giảm phí chuyển tiền…

Đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến, chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, công nghệ cao, góp phần bảo vệ an toàn người tiêu dùng và nâng cao uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm do Agribank cung cấp nhằm gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, gia đình cũng như phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm