| Hotline: 0983.970.780

Âm mưu thôn tính 25 ha đất?

Thứ Sáu 07/06/2013 , 10:51 (GMT+7)

Lỗ hàng trăm tỉ đồng. Nạn “trộm nhà” gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Nhưng lãnh đạo Cty vẫn nhởn nhơ. Một vài cổ đông chỉ mong thoái vốn Nhà nước tại Cty để được mua lại.

Lỗ hàng trăm tỉ đồng. Nạn “trộm nhà” gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Nhưng lãnh đạo Cty vẫn nhởn nhơ. Một vài cổ đông chỉ mong thoái vốn Nhà nước tại Cty để được mua lại.

>> Cổ phần hóa hay phá!

Tuy tài sản máy móc không còn nhưng phần diện tích 25 ha đất của Cty CP Luyện cán thép Gia Sàng (thuộc Cty Gang thép Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đang sử dụng thì… vô giá.

Làm ngơ cho trộm hoành hành

Đại hội đồng cổ đông năm 2012 của Cty CP Luyện cán thép Gia Sàng đã quyết định tạm dừng việc sản xuất thép. Trong thời gian tạm ngừng sản xuất nạn “trộm nhà” bắt đầu hoành hành.

Việc máy hàn chập nặng khoảng 500kg tại khu vực kéo dây bị mất chưa có biện pháp xử lý, thì tiếp đến ngày 9/1/2013 công nhân Cty phát hiện bị mất trộm thanh trượt cầu trục bằng đồng gian cán 340, thanh cái, dây mềm của lò điện và nhiều thiết bị điện khác. Khi cổ đông kiến nghị thì ngày 16/1/2013 lãnh đạo mới của Cty mới cho thống kê gần 6 tấn đồng bị mất trộm.

Ngoài ra, công nhân còn phát hiện nhiều thiết bị điện khác liên tục bị mất trộm như thiết bị điện cầu trục 32 tấn/8 do Đức chế tạo có giá trị ước tính khoảng 10 tỷ đồng và cầu trục 32 tấn/8 do Việt Nam chế tạo có giá trị ước tính 5 tỷ đồng, cầu trục 8 tấn số 6 do Đức chế tạo giá trị khoảng 5 tỷ mà lãnh Cty không hề báo cáo hay giải trình cũng như có những biện pháp xử lý để ngăn chặn.


Cty CP luyện cán thép Gia Sàng một thời được coi là biểu tượng của 
ngành thép Việt Nam

Ông Lê Văn Lợi – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ và ông Lê Xuân Hộ (Động) - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng phòng bảo vệ Cty cấm tất cả mọi người không cho ai vào khu vực mất trộm, không trình báo với cơ quan công an để điều tra truy tìm thủ phạm trộm cắp tài sản.

Gần đây nhất, ngày 12/4/2013 chiếc xe mang biển kiểm soát 20K-5768 chở dàn con lăn và sắt thép phế ra khỏi cổng Cty để đi tiêu thụ thì bị công an TP Thái Nguyên bắt. Theo phản ánh của công nhân đây là chiếc xe có liên quan đến người nhà ông Lê Xuân Hộ, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng phòng bảo vệ, chiếc xe này được biết vẫn thường xuyên ra vào Cty theo lệnh của ông Hộ.

500 lao động trước nguy cơ mất việc

Kể từ khi bộ máy lãnh đạo mới dẫn dắt Cty, 800 công nhân đang có việc làm ổn định phải về nghỉ ép, nghỉ non đến nay còn lại 535 công nhân cũng không có việc làm do ngân hàng ngừng cho vay, điện bị cắt, thiết bị máy móc trọng yếu bị mất cắp nhằm làm tê liệt mọi hoạt động sản xuất.

Theo đơn của công nhân lao động tại Cty CP Luyện cán thép Gia Sàng, trong hơn 2 năm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty, ông Lê Văn Lợi đã không hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý, cố tình bao che, bưng bít thông tin với cổ đông, mua bán nguyên nhiên vật liệu giá cao, để xảy ra trộm cắp tài sản thiết bị máy móc trọng yếu trong thời gian dài gây tê liệt mọi hoạt động sản xuất trở lại, nợ ngân hàng ngày một chất cao như núi.

Hơn 2 năm qua, hầu hết công nhân phải nghỉ việc vì không có việc làm, người đi làm nhiều nhất cũng chỉ được đảm bảo việc làm khoảng 3 tháng/năm, Cty liên tục nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, số tiền nợ bảo hiểm của công nhân đã lên tới trên 10 tỉ đồng.

Chính vì vậy, từ đầu năm đến nay, một số công nhân khi ốm đau, thai sản... đều không được giải quyết chế độ. 49 công nhân đủ điều kiện để giải quyết chế độ hưu trí cũng bị "treo" lại. Công nhân không có việc làm, không được thanh toán tiền lương, không được tham gia bảo hiểm xã hội nhưng ông Tổng giám đốc vẫn hạ bút ký lệnh chi trả thù lao cho các thành viên HĐQT và ban kiểm soát đầy đủ.

Ngày 19/3 vừa qua, hơn 500 công nhân của Cty CP Luyện cán thép Gia Sàng rất bất bình trước việc lãnh đạo Cty yêu cầu đến hội trường để ký vào 2 văn bản: "Đơn xin tạm hoãn hợp đồng lao động" và "Biên bản thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động".

Người lao động lo sợ khi phải ký vào 2 văn bản nêu trên thì nghiễm nhiên bị mất việc làm, bị "đẩy" ra đường. Như vậy, nguy cơ mất việc của hơn 500 lao động tại doanh nghiệp đã rõ.

Âm mưu thôn tính

Tất nhiên, ông Hộ không hề dại khi sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn như vậy để mua lại Cty. Bài toán của ông chính là diện tích 25 ha đất giữa thành phố Thái Nguyên mà Cty CP Luyện cán thép Gia Sàng đang sử dụng.

Diện tích đất này tuy không được tính vào tài sản của doanh nghiệp nhưng nếu mua được toàn bộ phần vốn Nhà nước thì với tư cách Chủ tịch HĐQT sở hữu xấp xỉ 80% cổ phần, ông Hộ sẽ có “quyền” sử dụng 25 ha đất ở TP Thái Nguyên.

Hầu hết công nhân lao động cho rằng việc để Cty rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài là do lãnh đạo doanh nghiệp muốn phá nát Cty để ép Cty Gang thép Thái Nguyên thoái vốn và bán cổ phần cho một cá nhân có ý định thâu tóm Cty.

Cũng trong thời điểm này, ông Lê Xuân Hộ, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng phòng bảo vệ Cty CP Luyện cán thép Gia Sàng có số cổ phần nắm giữ trên 36% lại làm đơn đề nghị lên Tổng Công ty Thép Việt Nam: “Nếu Cty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên thoái vốn thì đề nghị chuyển nhượng lại cho cổ đông Lê Xuân Hộ”.

Vấn đề khúc mắc ở đây là tại sao một cổ đông lớn lại “làm ngơ” khi tài sản của mình bị bòn rút, phá hoại? Cty đang thua lỗ hàng trăm tỉ đồng, nợ ngân hàng, nợ bảo hiểm, máy móc bị tháo dỡ bán thành phế liệu mà cổ đông Lê Xuân Hộ vẫn xin mua thêm cổ phần thì chẳng khác nào bỏ tiền ra mua gánh nợ?

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm