| Hotline: 0983.970.780

Ăn lươn tăng cường sinh lực

Thứ Bảy 20/08/2016 , 07:33 (GMT+7)

Lươn được gọi là “con sâm dưới nước” do tác dụng bổ dưỡng của nó. Lươn vàng còn gọi là thiên ngư, trương ngư – một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên) cũng là thuốc bổ quý.

Trong lươn có nhiều protid, lipid, glucid; các vitamin B, E, A, D và các nguyên tố vi lượng như Fe, P, Ca; ngòai ra  còn có nhiều arginin tạo tinh trùng, lecithin tốt  não

Lươn có tên khoa học fluta alba, họ cá da trơn. Thịt lươn vị ngọt, tính ôn, có tác dụng cao về mặt chữa trị các bệnh gan, xương, hệ cơ thần kinh và cơ bắp cho cả người tập luyện thể thao và người cao tuổi ít vận động...

Thịt lươn là thần dược đại bổ khí huyết, tăng cường gân cốt, kiện tráng dương thận. Thịt lươn có lượng vitamin A gấp 30 lần cà rốt), giúp làm sáng mắt, giải độc nhặm mắt đỏ. Còn có tác dụng chữa mụn nhọt, thủy thũng, bổ dưỡng can, huyết, tỳ vị. Hàm lượng vitamin B1, B6 cao giúp phụ nữ từ 40 - 65 tuổi ngừa loãng xương

Theo Đông y, lươn vàng tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kim mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt , tiểu đường, kiết lỵ.

Chữa mất ngủ, kém ngủ: Nấu lươn với ngó sen lượng đủ dùng. Ăn vào buổi chiều hàng ngày. Còn có tác dụng cân bằng kiềm toan nội môi phòng chữa bách bệnh.

Chữa trĩ, sa tử cung thể khí hư: 1 con lươn vàng to, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị. Có thể thêm gừng.

Chữa tiểu ra máu: 250g lươn vàng bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.

Chữa bệnh tăng đường huyết, trí nhớ giảm sút: Nấu lươn sốt cà chua ăn hàng ngày. Hoặc thịt lươn nấu với đậu phụ thành canh để ăn.

Chữa ho, ho lao do âm hư: Lươn 250g với đông trùng hạ thảo 3g nấu canh ăn.

Bệnh ngoài da ghẻ lở, hắc lào, sẩn ngứa: Da lươn đốt tồn tính hoà rượu để bôi.

Bổ máu, giúp trẻ hết biếng ăn, suy dinh dưỡng, gầy ốm, còi xương; phụ nữ cấn thai người luôn mệt mỏi: lươn 800 - 1.200g (mua về cho vào 5 muỗng giấm, ngâm 10 phút, rửa sạch nhớt, mổ bỏ ruột, lọc bỏ xương, chỉ máu, bỏ đầu, giữ đuôi), thái hột lựu (đối với trẻ em), sợi dài 3 - 5cm (người lớn), trộn 1/2 muỗng muối, bột nêm, để 15 phút; 15g hoa cúc trắng, 20g đương quy, 15g nấm linh chi (ngâm 30 phút), 5g hành lá, củ cải trắng, 3g tỏi giã nhuyễn, 3g gừng lát mỏng, 2 muỗng rượu nếp ngon. Nấm linh chi nấu trong 800ml nước, sôi 15 phút cho hoa cúc vào nấu tiếp. Gia vị xào qua với thịt lươn vừa chín tới đổ vào nước đã có nấm, hoa cúc. Nấu còn 400ml, nhắc xuống thêm hành, tiêu. Ăn nguội 4 lần/ngày, 3 ngày/lần. Liên tục 4 tuần.

Tác dụng bổ thận, tráng dương, bệnh thủy thũng xơ gan ở nam giới, phụ nữ yếu sinh lý sau sinh; đau lưng, nhức gân, tê khớp do ít vận động vì cao tuổi: lươn mua chọn con từ 1.200 - 1.800g, màu vàng nghệ sẫm (không mua lươn đen hoặc lạch). Làm như trên, lấy hết thịt (bỏ xương), xào 10 phút với các gia vị (dầu mè hoặc dầu thực vật). Nấu chung trong 500ml nước với 100g đậu đen, 30g nấm linh chi (sẽ cho ra dược chất alkaloid, nucleotid và nhiều acid béo, không làm tăng cholesterol). Nấu còn 300ml, chia 3 phần ăn cả ngày. Liên tục 2 ngày/lần (mỗi khi ăn cho thêm 1 quả trứng gà).

(Kiến thức gia đình số 32)

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?