| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 01/06/2020 , 15:23 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 15:23 - 01/06/2020

'Ăn vặt'

Dư luận bức xúc trước phát ngôn của người có trách nhiệm cho rằng 5,4 tỷ VND nhận hối lộ chỉ là “ăn vặt”.

Những ngày này, nghi vấn về việc các quan chức ở Bắc Ninh được Công ty Tenma Nhật Bản (có trụ sở tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) hối lộ số tiền 25 triệu yên (tương đương 5,4 tỷ VND) vẫn đang khiến dư luận xôn xao và bức xúc.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra việc các công ty Nhật hối lộ quan chức Việt Nam. Trước đó đã có vụ doanh nghiệp Nhật Bản hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông- Tây (TP Hồ Chí Minh) số tiền gần 1 triệu USD (gần 23 tỷ VND) để được trúng thầu, và Công ty JTC Nhật Bản hối lộ cho các quan chức thuộc Bộ GTVT số tiền 80 triệu yên Nhật (tương đương 16 tỷ VND) để được trúng thầu dự án đường sắt đô thị...

So với những vụ đưa và nhận hối lộ trên, thì số tiền Công ty Tenma đưa hối lộ không lớn bằng. Nhưng sở dĩ vụ việc được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi trước thông tin này, người có trách nhiệm lại cho rằng đó chỉ là hành vi “ăn vặt”.

5,4 tỷ đồng là số tiền được cho là “ăn vặt” ư? thế thì bao nhiêu tiền mới gọi là ăn vừa, ăn to? 5,4 tỷ đồng, nếu lương tháng của ngài Bộ trưởng, cứ gọi là 15 triệu, thì số tiền đó tương đương với 30 năm lương của ngài, với điều kiện là ngài và vợ con sống bằng... không khí, còn tiền lương thì nhận về rồi để đấy.

Hối lộ là hành vi đưa tiền hoặc vật chất, gái đẹp cho người có quyền chức để rồi người có quyền chức đó ra những quyết định mang lợi cho người đưa. Người đưa sẽ thu về những khoản lợi lớn hơn, thậm chí lớn gấp nhiều lần số đã bỏ ra.

Cụ thể là đợt đầu, Công ty Tenma đã đưa cho các quan chức thuế của Bắc Ninh 3 tỷ VND (gần 10 triệu yên Nhật) và kết quả là họ được miễn 400 tỷ VND (gần 200 triệu yên Nhật). Bỏ ra 1 nhưng thu về 20. Lần thứ hai, họ đưa 2 tỷ, để từ một khoản thuế phải nộp 17,6 tỷ đồng, họ được giảm xuống chỉ còn hơn 500 triệu đồng.

Tổng số tiền mà người Nhật được giảm qua 2 đợt tổng cộng là 417 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc nhà nước thất thu 417 tỷ đồng. Chỉ một vụ “ăn vặt” mà nhà nước đã thất thu chừng ấy ? không hiểu trên đất nước này còn bao nhiêu vụ “ăn vặt” nữa, còn chìm trong bóng tối ?

Điều hết sức lạ lùng là tất cả các vụ doanh nghiệp Nhật hối lộ quan chức Việt Nam trước nay, đều do báo chí và cơ quan điều tra của Nhật Bản phanh phui, đưa ra ánh sáng. Cơ quan điều tra của ta, được rất nhiều chính khách ca ngợi là “giỏi nhất thế giới” ở đâu?

Qua vụ nghi vấn này, lộ thêm một mảng tối trong lĩnh vực thuế: những người có thẩm quyền trong ngành thuế bắt tay với doanh nghiệp, hạ mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng xuống. Số chênh lệch đó thì “chia đôi” hoặc người có thẩm quyền được nhận 1 phần. Vụ nghi vấn nhận 2 tỷ để hạ mức thuế phải đóng của Tenma từ 17,6 tỷ đồng xuống còn trên 500 triệu đồng, là một ví dụ tiêu biểu nhất.

Từ vụ nghi vấn “ăn vặt” này, có thể thấy hằng năm, nhà nước thất thu một khoản thuế không nhỏ.   VHS

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm