| Hotline: 0983.970.780

'Áo giáp' cho cây ngô

Thứ Ba 09/06/2015 , 06:11 (GMT+7)

Công nghệ biến đổi gen chẳng khác gì chiếc áo giáp sắt nhiều lớp giúp cho cây trồng có thể đề kháng với những yếu tố bất thuận của tự nhiên để bảo vệ được tối đa năng suất…

Chẳng ngại chút nào

Cánh đồng rộng bao la ven bờ sông Bứa của xã Sơn Hùng (Thanh Sơn, Phú Thọ) mới nhìn qua chẳng thấy cái gì bất thường. Vẫn màu xanh ngằn ngặt của ngô, bắp phô đều chằn chặn, thân lá vươn thẳng như những hàng kiêu binh tăm tắp. Chỉ có tấm biển: “Khảo nghiệm và so sánh diện rộng giống cây biến đổi gen và giống nền DK9955, DK9955R, DK9955S, DK6919, DK6919R, DK6919S, DK6818, DK6818R, DK6818S” là gây sự chú ý đối với nhiều người.

Các ký hiệu R, S là chỉ dấu cho những giống ngô biến đổi gen của Cty Dekalb Việt Nam (thuộc Tập đoàn Monsanto, Hoa Kỳ) bên cạnh mấy giống nền là ngô lai thông thường để tiện so sánh. Tổng cộng có 6 ha được khảo nghiệm lần này ở Sơn Hùng.

Ông Lưu Văn Trần, nông dân ở Sòi Cả là người trồng 2.000 m2 ngô biến đổi gen cười rất tự tin khi trả lời câu hỏi của nhiều nhà báo, nhà quản lý cũng như sinh viên nông nghiệp về chuyện trồng giống ngô biến đổi gen này có e ngại gì không?.

“Chẳng có gì mà e ngại cả. Ngô tốt, bắp đẹp, năng suất cao, nông dân lại nhàn nhã. Sau khi thu hoạch tôi sẽ đem thân lá của ngô về cho 7 con bò nhà mình ăn”.

Ngô biến đổi gen không trực tiếp gia tăng năng suất so với ngô thông thường mà chỉ bảo vệ được tối đa năng suất nhờ đặc tính kháng được sâu, kháng được thuốc trừ cỏ.

So với giống nền là ngô lai thông thường, vẫn giống ấy nhưng khi được cấy gen kháng sâu vào thì độ đồng đều và mã của bắp đẹp hơn hẳn. Khác với sản phẩm ngô biến đổi gen của một số Cty có nhược điểm chỉ kháng được một chủng loại sâu thì ngô biến đổi gen của Dekalb lại kháng được tới ba loại là sâu khoang, sâu đục thân, sâu đục bắp trong đó nguy hiểm nhất phải kể đến sâu khoang và sâu đục bắp.

Hạt ngô được gieo mới nhú lên mầm đám sâu khoang đã tràn xuống cắn ngang thân, tàn phá mùa màng từ rất sớm. Còn sâu đục bắp được coi là bài toán khó giải nhất cho việc nâng cao chất lượng ngô hàng hóa ở VN. Một khi đã bị sâu cắn, thủng, hở đầu bắp, ngô dễ bị nhiễm nấm mốc, lúc thu hoạch lại đem đắp đống thành ra bị lây lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giá bán ngô thương phẩm. Nay thì những nỗi lo đó đã không còn.

Trên ruộng ngô, thỉnh thoảng có một bắp bị mất vài hàng hạt. Nhiều nhà báo như vớ được vàng xúm lại hỏi han vì tưởng sâu ăn, ánh đèn flash thi nhay nháy như chớp. Hóa ra… bé cái nhầm. Đó chẳng phải là vết sâu ăn mà do chuột gặm. Có lẽ những con chuột ở đất bãi Sơn Hùng là những động vật đầu tiên tò mò thử nghiệm xem tính an toàn của ngô biến đổi gen.

Ở khu trình diễn kháng thuốc trừ cỏ sự khác biệt giữa ngô biến đổi gen và ngô thông thường còn rõ rệt hơn. Một bên là cây ngô mọc loi thoi ngập trong cỏ dại, thân gầy nhẳng, bắp nhỏ nhoi còn một bên sạch bóng cỏ, ngô tốt bời bời, bắp to, bắp đều hơn thấy rõ. Ngô thông thường khi phun thuốc trừ cỏ vào sẽ chết còn ngô biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ sau khi gieo 10 - 15 ngày sẽ được phun thuốc gốc glyphoste một lần duy nhất thôi là nông dân rung đùi ung dung ngắm xem ngô lớn mỗi ngày.

Ngô là cây trồng chủ lực của huyện Thanh Sơn với tổng diện tích khoảng 4.000 ha. Ông Lê Thanh Hải, khuyến nông viên xã Sơn Hùng bảo rằng: "Trước đây khi sử dụng các giống ngô lai thông thường năng suất trung bình chỉ đạt 5,2 tấn/ha bởi cỏ dại và sâu bệnh xâm lấn. Từ tháng 3/2015 chúng tôi đã cùng phối hợp với Cty Dekalb VN thực hiện mô hình trồng thí điểm các giống ngô công nghệ mới này.

dsc-9940101153331

Sau 3 tháng SX, đến nay có thể thấy tại các ruộng trồng ngô biến đổi gen, tình trạng sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang giảm rõ rệt so với các ruộng ngô lai truyền thống, đồng thời cỏ dại được quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn.

Một trong những băn khoăn nhất của người nông dân VN hiện nay không phải là tính an toàn của cây trồng biến đổi gen mà là giá giống sẽ ra sao? Một chuyên gia nông nghiệp giả sử, nếu giá giống ở vào mức 200.000 đ/kg, đầu tư cho 1 ha ngô biến đổi gen sẽ tốn hơn so với ngô lai thông thường 2 - 3 triệu đồng, tương đương 5 - 7 tạ ngô thương phẩm.
SX ngô biến đổi gen mà năng suất không gia tăng hơn được con số đó sẽ không thể cạnh tranh được với ngô lai thông thường. Bởi thế, ngô biến đổi gen thích hợp nhất với những vùng có áp lực sâu bệnh và cỏ dại nhiều.

Bà con nông dân vừa tiết kiệm được công lao động, chi phí mua thuốc trừ sâu, ruộng đồng vừa được bảo vệ khỏi các ảnh hưởng do sâu hại cắn phá và cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại. Dự kiến năng suất ngô vụ này sẽ đạt khoảng 7 tấn/ha. Chúng tôi mong rằng giống ngô này sớm được thương mại hóa tại VN để nhiều nông dân có cơ hội ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới".

Trên 100 điểm trình diễn

Ông Đỗ Quang Trường, GĐ Kỹ thuật Cty Dekalb VN chia sẻ: "Tại Monsanto, chúng tôi tin rằng để công nghệ phát huy hiệu quả thì chuyển giao kỹ thuật sẽ là yếu tố then chốt. Chính vì thế, trong năm 2015, Cty đã và đang thực hiện hơn 100 điểm khảo nghiệm, trình diễn và chuyển giao kiến thức, trải nghiệm canh tác ngô kháng sâu và thuốc trừ cỏ trên tất cả các vùng trồng ngô trọng điểm tại VN.

Điểm trình diễn ngô biến đổi gen tại huyện Thanh Sơn chính là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình nêu trên. Chúng tôi rất vui mừng sau nửa năm hợp tác cùng bà con thực hiện các mô hình trình diễn ngô kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ, hầu hết nông dân đều mừng vui, phấn khởi trước sự tiện lợi cũng như những hiệu quả ban đầu mà công nghệ mang lại.

Trên 100 điểm trình diễn, chuyển giao bao trùm khắp cả nước quả là một con số ấn tượng của Dekalb, minh chứng cho một hướng đi rất vững bền".

Nông dân phấn khởi, doanh nghiệp hài lòng, còn nhà quản lý thì đánh giá ra sao về ngô biến đổi gen? Ông Trần Tú Anh, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Thọ nhận định: "Trong hai loại ngô biến đổi gen, loại kháng sâu tôi đánh giá cao hơn loại kháng thuốc trừ cỏ vì áp lực sâu bệnh ở địa phương lớn hơn cỏ. Chỉ có điều băn khoăn là giá bán của giống ngô biến đổi gen thế nào để nông dân có lợi hơn khi trồng so với ngô lai thông thường".

Ông Hà Quang Dũng, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia cho rằng: "Các giống ngô lai hiện nay tiềm năng năng suất đều trên 7 tấn/ha nhưng thực tế năng suất bình quân của ngô VN chỉ trên 4 tấn, một khoảng cách rất xa. Làm sao để nâng năng suất thực tế lên đúng với năng suất lý thuyết của giống? Ngô biến đổi gen là một trong những hướng giải quyết vấn đề đó".

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm