| Hotline: 0983.970.780

Áp giá đền bù sai luật, người dân phải chịu thiệt thòi

Thứ Sáu 16/04/2021 , 19:12 (GMT+7)

Người dân tại thành phố Cao Bằng nhận đền bù đất với giá rẻ, nhưng để được ở tại khu tái định cư thì lại phải mua với giá gấp 2 lần cho 1m2 đất.

Như Báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN) đã phản ánh tại bài viết “Từ gương mẫu đến mất niềm tin!” liên quan tới hộ gia đình bà Vương Thị Gái, nói về việc từ một hộ gia đình gương mẫu được thưởng vì chấp hành tốt giải phóng mặt bằng, nhưng sau đó lại trở thành gia đình bị lãnh đạo thành phố Cao Bằng coi là chống đối. Hiện đang phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, không có đường đi nên phải dựng tạm một cầu thang để vào nhà. Ngôi nhà cũng bị chắn hoàn toàn tầm nhìn do thành phố Cao Bằng cho dựng cả một tấm pano lớn chắn trước cửa.

Sau bài viết này, ngày 9/4 phóng viên Báo NNVN đã có buổi làm việc với UBND thành phố Cao Bằng do ông Nguyễn Đức Trường, Chánh văn phòng UBND thành phố chủ trì, cùng các đại diện các đơn vị liên quan là Trung tâm Phát triển quỹ đất và Giải phóng mặt bằng thành phố, Đội Trật tự đô thị thành phố, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thành phố (Cao Bằng).

Buổi làm việc giữa phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam và UBND thành phố Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Buổi làm việc giữa phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam và UBND thành phố Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Những thông tin mâu thuẫn của thành phố cao Bằng

Ông Hoàng Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Giải phóng mặt bằng nói: Ông Nọi (Chồng bà Gái đã chết) có thửa đất rộng 306,2m2, bị giải phóng mặt bằng 154m2, trong đó có 60m2 đất ở. Gia đình nhất trí nhận tiền đền bù vào ngày 15/5, đã được bốc lô tái định cư ngày 14/5/2019, đến nay đã được giao đất thực địa và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 20/5/2019 đã ký vào biên bản bàn giao mặt bằng, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đã chi trả tiền thưởng tháo dỡ đúng tiến độ với số tiền là 3.200.000đ.

Ông Giang nói thêm, Nhà nước đã thực hiện đầy đủ các chính sách bồi thường theo quy định. Tuy nhiên đến thời điểm thi công thì gia đình chưa tháo dỡ, vẫn để một nửa ngôi nhà và tiếp tục xây dựng gian nhà tôn ở bên cạnh để chứa đồ và tiếp tục sinh sống ở đây. Những thắc mắc của gia đình đã được tổ công tác giải thích rất rõ ràng, nhưng gia đình không nhất trí. Nhiều lần nhắc nhở, động viên gia đình tháo dỡ công trình không được, nên đến ngày 22/2/2020 thành phố Cao Bằng ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ gian nhà còn lại.

Những lời nói có nhiều điểm mâu thuẫn của ông Hoàng Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Giải phóng mặt bằng thành phố Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Những lời nói có nhiều điểm mâu thuẫn của ông Hoàng Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Giải phóng mặt bằng thành phố Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nhưng lời nói của ông Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Giải phóng mặt bằng thành phố  cũng mâu thuẫn. Như việc thành phố đáp ứng mọi điều, nhưng gia đình ông Nọi – bà Gái không chịu đến ở khu tái định cư để bàn giao mặt bằng nên phải cưỡng chế. Trong khi đi, tới ngày 20/8/2020 thì gia đình mới được bàn giao đất tái định cư (tức sau thời điểm bị cưỡng chế đúng 6 tháng).

Ngoài ra,  gia đình ông Nọi – bà Gái từng được thưởng tiền tháo dỡ đúng tiến độ trước đó.  Nếu như thông tin của đại diện thành phố Cao Bằng là nhà bà Gái thuộc diện chống đối không chịu bàn giao mặt bằng, thì phải chăng Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (thành phố Cao Bằng) đã làm sai hồ sơ và rút tiền Nhà nước thưởng khống cho gia đình không xứng đáng.

Theo thông tin của ông Giang, thành phố Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện cho gia đình bà Gái tái định cư ở lô đất diện tích 81m2, được Nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giá đất là 60m2 (bằng diện tích đất đã thu hồi) và chỉ phải trả tiền 21m2 theo đúng giá mà tỉnh Cao Bằng áp là 5,1 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, bà Gái cung cấp nhiều giấy tờ thể hiện việc gia đình mình không được hưởng những chế độ như đại diện của thành phố Cao Bằng thông tin. Cụ thể, 60m2 đất ở của gia đình được đền bù với giá 2.506.000 đồng/m2, hoàn toàn không được hỗ trợ phần chênh lệch giá đất tại khu tái định cư. Gia đình bà Gái phải bỏ tiền ra mua toàn bộ lô đất với giá là 5,1 triệu đồng/m2, với tổng số tiền là 413,1 triệu đồng.

Theo quyết định giao đất số 1927, ngày 20/08/2020, do ông Nguyễn Quốc Trung, Chủ tịch UBND thành phố Cao Bằng (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND thành phố Cao Bằng) ký giao quyền sử dụng thửa đất cho nhà bà Gái là lô thứ 25, dãy A6, tờ bản đồ MB-TĐC1, phường Sông Hiến, có diện tích là 81m2. Quyết định này thể hiện rõ phần nghĩa vụ tài chính được giảm trừ là 0%. Ngoài ra, căn cứ theo giấy nộp tiền ngày 4/9/2020, ông Hà Văn Nọi (chồng bà Gái) đã phải nộp đầy đủ số tiền nói trên.

Tờ phiếu thu tiền mà ông Nọi (chồng bà gái đã chết) đã đóng thể hiện rõ gia đình phải không được giảm trừ tiền tái định cư theo quy định của pháp luật. Ảnh: Toán Nguyễn.

Tờ phiếu thu tiền mà ông Nọi (chồng bà gái đã chết) đã đóng thể hiện rõ gia đình phải không được giảm trừ tiền tái định cư theo quy định của pháp luật. Ảnh: Toán Nguyễn.

Theo Luật sư Vũ Vinh Quang – Giám đốc chi nhánh Thái nguyên, Công ty Luật Minh Châu, số 18, đường Việt Bắc, TP. Thái nguyên:

Nếu căn cứ theo Luật Đất đai 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gia đình bà Gái được Nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch của 60m2 đã bị thu hồi, vì giá trị đất được đền bù nhỏ hơn giá trị nơi được cắm tái định cư. Do thửa đất tái định cư rộng 81m2, vì vậy bà Gái sẽ phải trả số diện tích 21m2 còn lại theo đúng giá niêm yết 5.100.000đ.

Số tiền gia đình bà Gái phải trả là:

                                   60m2 x 2.506.000 (giá đất được đền bù)  = 150.360.000đ.

Cộng với số tiền:       21m2 x 5.100.000 (giá trị đất tái định cư) = 107.100.000đ

                                                                                         Tổng là: 257.460.000đ.

Như vậy số tiền mà Chủ tịch thành phố Cao Bằng quyết định thu cả 81m2 với giá 5.100.000đ/m2, tổng là 413.100.000đ là sai theo quy định.

Như vậy người dân nghèo như bà Gái sẽ bị thiệt thòi oan số tiền rất lớn, lên đến 155.640.000đ.

Tấm pano tuyên truyền có đặt đúng vị trí?

Nói về việc đặt tấm pano tuyên truyền đặt chắn trước cửa nhà dân, ông Hoàng Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Giải phóng mặt bằng thành phố Cao Bằng cho rằng, đặt ở vị trí đầu đường 58 là phù hợp, đảm bảo mỹ quan, vì vị trí này vỉa hè rộng hơn vị trí khác 2m, xây dựng lên được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đặt pano ở vị trí này cũng là để che đi phần nhà xấu xí, lụp xụp của những nhà dân phía sau.

Khi thi công, thì gia đình bà Gái phản đối, chửi bới và hắt nước bẩn vào những người làm việc. Vì vậy mà thành phố bắt buộc phải dùng các biện pháp cưỡng chế và bảo vệ thi công công trình.

Nhưng người nghèo như gia đình bà Gái đang phải chịu thiệt thòi. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nhưng người nghèo như gia đình bà Gái đang phải chịu thiệt thòi. Ảnh: Toán Nguyễn.

Tuy nhiên đại diện của thành phố Cao Bằng lại không cung cấp được bất kỳ văn bản, tài liệu nào chứng minh là tấm pano đó đặt đúng vị trí, phù hợp theo quy định và cho thấy việc làm đó được nhân dân ủng hộ như lời của ông Giang nói.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.