| Hotline: 0983.970.780

Ba anh em khởi nghiệp bằng nấm 'đùi gà' sau nhiều năm học nghề ở xứ Hàn

Thứ Tư 28/11/2018 , 07:10 (GMT+7)

Ba anh em ruột Phùng Đức Định, Phùng Đức Cường, Phùng Văn Cương cùng có hàng chục năm lao động ở Hàn Quốc. Người anh cả Phùng Đức Định học được nghề trồng nấm ở xứ Hàn, nung nấu ý định trở về Việt Nam sẽ kinh doanh bằng nghề này.

09-12-54_img_0007
Phân xưởng SX nấm

Ở Việt Nam, việc trồng nấm không xa lạ gì, phát triển khắp các miền từ trong Nam đến ngoài Bắc. Tuy nhiên riêng loại nấm “đùi gà” còn rất mới mẻ và chưa thấy ở đâu SX với quy mô hiện đại như của anh em họ Phùng. Đó là loại nấm có nhiều chất dinh dưỡng, ăn rất ngon và hình thức cũng “bắt mắt”. Nhưng trồng loại nấm này phải đầu tư chiều sâu, có kỹ thuật cao, dây chuyền SX hiện đại và cách nuôi trồng, chăm sóc cũng khác hẳn các loại nấm thông thường. Có thể nói, đây là loại nấm mới, lạ, còn chưa phổ biến ở Việt Nam. Cũng vì thế mà độ rủi ro sẽ rất cao. Mặc dù vậy, ba anh em vẫn quyết tâm “dấn thân” vào con đường trồng nấm “đùi gà”.

Cuối năm 2017, cơ sở nấm ra đời, được gọi tên là Cty TNHH Nấm Phùng Gia, tọa lạc tại thôn Ngoại Trạch 1, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).

Vốn quê bên xã Thanh Trù, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nhưng Thanh Trù đất chật người đông, nên ba anh em sang Tam Hợp mua đất, xây dựng xưởng chế biến. Diện tích phân xưởng chiếm gần 1.000m2, trong tổng diện tích 3.000m2. Tất cả các máy móc, thiết bị đều của Hàn Quốc, hoặc thiết kế theo mô hình Hàn Quốc. Từ khâu nguyên liệu để trồng nấm đến đóng chai, phòng lên men, cấy nấm, phòng bảo quản, thu hoạch đến đóng gói thành phẩm, hầu hết được tự động hóa và quy trình được SX theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nấm được nuôi trong chai nhựa, mỗi chai chứa từ 4 - 5 mầm nấm. Trong quá trình phát triển, sẽ tỉa bớt còn 2 - 3 mầm. Nấm mọc to cỡ “đùi gà” thì thu hoạch. Nấm được thu hoạch theo kiểu “cuốn chiếu”.

Khi chúng tôi vào tham quan nơi SX, thấy môi trường SX được giữ gìn sạch sẽ, nhiệt độ thường xuyên đạt 16 - 17oC. Các chai trồng nấm được xếp trên các giàn cao gần 3m, khoảng cách hợp lý để nấm phát triển.

09-12-54_img_0011
Đóng gói thành phẩm

Hiện công suất của xưởng bình quân đạt 4 tạ nấm/ngày. Mỗi tháng đạt 10 - 12 tấn nấm thành phẩm. Nấm của công ty được các siêu thị trong tỉnh và các tỉnh lân cận đặt hàng. VinGroup cũng đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Giá sản phẩm bán tại các siêu thị dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Có thể nói là đắt gần gấp mười nấm thông thường, nhưng người tiêu dùng vẫn ưa chuộng. Sản phẩm nấm của công ty ra siêu thị được bảo quản trong môi trường lạnh (3 - 7oC) sử dụng thích hợp trong 15 ngày, nhưng tốt nhất là dùng trong thời gian 7 - 10 ngày.

Theo anh Phùng Văn Cương, Phó giám đốc Cty thì hiện cơ sở đã tự SX chai trồng nấm, không phải nhập từ nước ngoài. Các thiết bị SX đều hiện đại, đạt chuẩn. Tính ra ba anh em đã đầu tư vốn liếng khoảng trên 20 tỷ đồng, tức là cỡ 1 triệu USD. Cty cũng tiếp tục SX các loại xe nâng, xe đẩy để thay sức lao động con người và để nâng công suất. Các loại máy móc, thiết bị về phòng cháy, chữa cháy được trang bị đầy đủ, hiện đại, an toàn.

Nấm “đùi gà” còn là mặt hàng khá mới trong nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trên thị trường. Tuy nhiên xu hướng hiện nay của người tiêu dùng, là ăn nhiều rau hơn, ưa chuộng các loại rau nhiều dinh dưỡng. Do đó mặt hàng nấm nói chung và nấm “đùi gà” nói riêng được người tiêu dùng ngày càng “để mắt” tới, nhất là để dùng cho các món ăn khoái khẩu như canh, nộm, lẩu…

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm