| Hotline: 0983.970.780

'Ba tập trung, bốn trụ cột, năm điểm nhấn' ở Đan Phượng

Thứ Sáu 07/06/2019 , 06:45 (GMT+7)

Một số huyện ngoại thành Hà Nội giờ đời sống xét ở nhiều tiêu chí còn sướng hơn dân nội thành mà huyện Đan Phượng là một ví dụ…

16-46-28_dsc_0692
Mô hình trồng rau an toàn của một hộ dân tại một hộ dân của huyện Đan Phượng.

"Ba tập trung, bốn trụ cột, năm điểm nhấn" nói ngắn gọn thì hơi khó hiểu nhưng đó là cách làm nông thôn mới (NTM) mang bản sắc riêng của huyện Đan Phượng, TP Hà Nội. Ông Nguyễn Tất Thắng, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng nói, ngay từ cuối năm 2018, Ban chỉ đạo huyện đã xây dựng kế hoạch vào tập trung chỉ đạo 7 xã phấn đấu đạt xã NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Ba tập trung là tập trung cho công tác tuyên truyền về kết quả xây dựng NTM, mô hình hiệu quả, nêu gương người tốt việc tốt, phong trào cụ thể; Tập trung các lực lượng tham gia xây dựng NTM, trong đó các đoàn thể làm nòng cốt, tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện xây dựng NTM.

Bốn trụ cột trong SX nông nghiệp là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thu hút phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng nông sản, xây dựng các chuỗi liên kết SX, chuỗi giá trị, thương hiệu, củng cố phát triển HTX.

Năm điểm nhấn là về văn hóa phát huy truyền thống văn hóa của địa phương, làng xã, xây dựng nếp sống văn minh, trong đó chú trọng thực hiện tang hỏa táng, đưa tro cốt vào nhà bảo quản chung của xã; Môi trường sạch trọng tâm là vệ sinh môi trường, xử lý rác thải tại hộ gia đình; Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân theo nguyên lý bác sĩ gia đình; Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phấn đấu đến năm 2020 đạt 100%.

Nhờ đó mà vụ xuân 2019 huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được 54,5 ha. Xây dựng quy trình SX nông nghiệp theo chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn thực phẩm. Tiếp tục triển khai hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc hàng hóa, thực phẩm cho 2 sản phẩm rau hữu cơ công nghệ cao và bưởi tôm vàng, duy trì chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn thực phẩm cho các trường học trong huyện.

Triển khai đến các DN, hộ gia đình SX đăng ký với thành phố các sản phẩm tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tổ chức ký cam kết công tác phòng dịch tả lợn châu Phi được 2.350/2663 hộ chăn nuôi, 5 hộ giết mổ lợn và 195 hộ kinh doanh buôn bán thị lợn.

Khởi công 65 công trình cơ sở hạ tầng, hoàn thành dưa vào sử dụng 66 dự án. Thu nhập bình quân đầu người đạt 45,6 triệu người/năm…Toàn huyện có 8/15 xã đạt chuẩn văn hóa NTM, 95/120 đạt làng, cụm dân cư văn hóa, tỷ lệ người chết được hỏa táng đạt 48,5%.

Tiếp tục thực hiện tốt các mô hình bảo vệ môi trường như 5 không 3 sạch, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rác, ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh hàng tuần để xóa bỏ các điểm đen về rác, xóa quảng cáo, rao vặt, tổ chức trồng cây xanh. Mở rộng các cụm công nghiệp, tạo mặt bằng SX, đưa SX tiểu thủ công nghiệp ra khỏi khu dân cư.

Cấp mới và gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho 14.579 người thuộc đối tượng chính sách, rà soát hộ nhèo, cận nghèo có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà, hỗ trợ sữa học đường cho trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách. Huy động 282 tỷ đồng qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội cho hơn 800 lượt đối tượng vay vốn. Triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân đạt 94%. Xây dựng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại các trạm y tế xã giai đoạn 2019-2023.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.