| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang đề nghị không dùng từ 'giải cứu' khi đưa tin về nông sản

Thứ Hai 31/05/2021 , 18:00 (GMT+7)

Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông không dùng từ 'giải cứu' khi đưa tin về nông sản nói chung và quả vải thiều nói riêng.

Vải thiều Bắc Giang được buôn bán tấp nập tại Thị trấn Chũ năm 2020. Ảnh: Tùng Đinh.

Vải thiều Bắc Giang được buôn bán tấp nập tại Thị trấn Chũ năm 2020. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại văn bản số 2550 gửi Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bắc Giang đang triển khai mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa duy trì sản xuất, thu hoạch nông sản.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị Cục Báo chí chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền chất lượng vải thiều Bắc Giang, việc sản phẩm này đang được tiêu thụ, xuất khẩu đến các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ… và tiêu thụ trong thị trường nội địa.

Cụ thể, tỉnh Bắc Giang đề nghị các cơ quan báo chí không dùng từ "giải cứu" khi tuyên truyền về việc tiêu thụ nông sản nói chung, quả vải thiều nói riêng bởi sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng này.

"Về việc vải thiều Bắc Giang hiện đang được xuất khẩu đến các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, về việc tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu và tiêu thụ nội địa… đặc biệt, không dùng từ "giải cứu" trong các tin, bài, phóng sự… khi tuyên truyền về việc tiêu thụ nông sản nói chung và vải thiều nói riêng.

Vì trên thực tế, sau khi có các tin, bài, phóng sự… có từ “giải cứu”, giá các mặt hàng nông sản của tỉnh đều giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người nông dân", văn bản của UBND tỉnh Bắc Giang nêu rõ.

Liên quan vấn đề này, khi trả lời báo chí sáng 31/5, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết Bộ sẽ xây dựng kho dữ liệu cung - cầu nông sản và sẽ cập nhật thường xuyên cho các hệ thống phân phối biết rằng ở tỉnh nào đang chuẩn bị thu hoạch nông sản gì, sản lượng bao nhiêu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói: "Ngành nông nghiệp của chúng ta hiện nay có lẽ cần phải bỏ từ "giải cứu", nghe rất thương cảm, thay vào đó chúng ta cần có những hành động cụ thể hơn".

"Chúng ta không đợi đến khi sản phẩm thu hoạch rồi mới cùng nông dân tiêu thụ, mà trước vụ thu hoạch 15-20 ngày, Sở NN-PTNT ở các địa phương cần chủ động thông tin về Bộ NN-PTNT để Bộ chủ động thông tin vào các hệ thống phân phối. Không để tình trạng lúa tràn đồng, xoài chín đầy cây rồi chúng ta mới đi giải cứu vì đó là nền nông nghiệp không ổn định", người đứng đầu ngành Nông nghiệp ví dụ thêm.

Hiện nay, vải thiều Bắc Giang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GloballGAP, đảm bảo an toàn dịch bệnh, trong đó vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đã được Nhật Bản cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (ngày 12/3/2021).

Ngoài ra, Bắc Giang cũng cam kết về trách nhiệm của tỉnh đối với sản phẩm vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Tỉnh Bắc Giang mong muốn các tỉnh, thành phố trên cả nước quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phép các xe vận chuyển vải thiều được lưu thông, tiêu thụ; giúp đỡ các thủ tục liên quan đến việc thông thương qua các cửa khẩu được thuận lợi và nhanh chóng; khuyến khích các doanh nghiệp, kênh phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố tích cực tham gia tiêu thụ đặc sản vải thiều của Bắc Giang.

Ngày 26/5 vừa qua, 20 tấn vải thiều Bắc Giang đã xuất khẩu sang Nhật. Chất lượng vải thiều của Bắc Giang vượt trội, an toàn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, đẹp về màu sắc, hương vị. Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) - đơn vị được phía Nhật Bản ủy quyền tiến hành kiểm tra các điều kiện cần thiết về xông hơi, khử trùng quả vải thiều đạt tiêu chuẩn cao, đủ điều kiện trước khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, tỉnh đã xây dựng các kịch bản cụ thể cho mùa vụ vải thiều năm 2021 và xây dựng các vùng trồng vải thiều an toàn trước dịch bệnh Covid-19, nhằm đảm bảo quả vải thiều chất lượng, an toàn phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Đến nay đã có 5 doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp thu mua lô vải sớm đầu tiên của nông dân là 55.000 đồng/kg.

  • Tags:
Xem thêm
Thủ tướng thăm Lào, chủ trì kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, thể hiện mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Tuyên Quang tăng 4%

Năm 2024, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản của tỉnh Tuyên Quang ước đạt trên 11.252 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Điều tra việc đào bới trái phép mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát

Nơi an nghỉ của chúa Nguyễn Phúc Khoát bị kẻ xấu đào bới trái phép. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.