| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang phấn đấu có 20% rừng gỗ lớn

Thứ Năm 30/05/2024 , 08:24 (GMT+7)

Đạt tỷ lệ 20% rừng gỗ lớn là nội dung chính của kế hoạch do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành cho giai đoạn năm 2024 - 2025.

Ngành lâm nghiệp đang hướng tới nâng cao diện tích trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: Tư liệu.

Ngành lâm nghiệp đang hướng tới nâng cao diện tích trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: Tư liệu.

Theo đó, tỉnh Bắc Giang sẽ trồng 3.317ha rừng gỗ lớn cộng với chuyển hóa 5.783ha rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. Để thực hiện điều này, từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh đã trồng, chuyển hóa được hơn 500ha rừng gỗ lớn, tập trung chính ở các huyện Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động…

Song song đó, tỉnh tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả kinh tế cũng như môi trường vượt trội của trồng rừng gỗ lớn để người trồng rừng có sự so sánh với trồng rừng gỗ nhỏ và tự giác làm theo.

Thống kê từ Cục Lâm nghiệp cho thấy tổng diện tích rừng trồng keo hiện nay ở nước ta khoảng hơn 1 triệu ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích rừng trồng và là cây xóa đói, giảm nghèo chủ yếu cho vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên người dân thường khai thác ngay khi keo được 6 năm tuổi, gỗ còn nhỏ nên sản lượng trung bình chỉ đạt khoảng 90m3/ha. Nếu để lại thêm 5 - 6 năm nữa, khi trở thành rừng gỗ lớn mới khai thác thì sản lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi, giá trị kinh tế gấp 2 - 3 lần.

Nếu người trồng rừng gỗ nhỏ phải 2 lần đầu tư với chi phí trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha thì trồng rừng gỗ lớn chỉ cần đầu tư 1 lần với tổng chi phí trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha. Bởi thế, cần thay đổi thói quen trồng rừng gỗ nhỏ do bị thúc bách bởi nhu cầu tài chính trước mắt để chuyển sang rừng gỗ lớn, nhất là khi tới đây trồng rừng không chỉ có mục tiêu khai thác gỗ mà còn bán tín chỉ carbon, khai thác du lịch...

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.