| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Có 11 sản phẩm OCOP đạt 3- 4 sao

Thứ Ba 25/02/2020 , 09:07 (GMT+7)

Ngoài ra, UBND các huyện cũng đã đăng ký phân hạng sản phẩm cấp tỉnh được thêm 21 sản phẩm.

Rau cần nước (HTX 8/3, xã Vĩnh Thanh, H. Phước Long) đã đăng ký phân hạng sản phẩm cấp tỉnh. Ảnh Trọng Linh.

Đến nay, thực hiện quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh. Kết quả, toàn tỉnh Bạc Liêu có 11 sản phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 4 sao và 5 sản phẩm đạt 3 sao.

Cụ thể, 6 sản phẩm đạt 4 sao gồm: Bánh phòng chuối; bánh phòng sữa (cơ sở sx Nông sản Việt tại huyện Phước Long); tôm thẻ nguyên con tươi đông lạnh; tôm sú nguyên con tươi đông lạnh; tôm thẻ hấp/luộc nguyên con tươi đông lạnh; tôm sú hấp/luộc nguyên con tươi đông lạnh (Cty Tôm Việt – tp. Bạc Liêu).

Còn 5 sản phẩm đạt 3 sao là: khô cá kèo (cơ sở Kiều Hạnh – huyện Vĩnh Lợi); rượu vang Sơ ri Vallentina (cơ sở sản xuất Lâm Vũ – huyện Vĩnh Lợi); Tôm đất khô (cơ sở Hải Liên – huyện Hòa Bình); Bánh phồng tôm Ý Tám (cơ sở Y Tám – TX Giá Rai) và Tôm khô Đa Giàu (cơ sở Đa Giàu – TX. Giá Rai).

Hiện tại, Sở NN-PTNT Bạc Liêu, đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2020, đang xin ý kiến thẩm định dự toán của Sở Tài chính.

Ngoài ra, UBND các huyện đã đăng ký phân hạng sản phẩm cấp tỉnh được 21 sản phẩm.

Gạo Một bụi đỏ (HTX Nông nghiện Hồng Dân - xã Ninh Quới A, Hồng Dân) cũng được đăng ký phân hạng sản phẩm OCOP. Ảnh: Trọng Linh.

Đáng chú ý, TP. Bạc Liêu vẫn chưa đăng ký bất kỳ sản phẩm OCOP nào.

Theo ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu, đơn vị sẽ tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký đánh giá phân hạng sản phẩm cấp tỉnh đến hết ngày 28/2. Sau đó, tham mưu tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạn sản phẩm OCOP cấp tỉnh dự kiến vào ngày 15/3.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng.