| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Trên 34.000 hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Thứ Năm 07/05/2020 , 09:00 (GMT+7)

Các cấp Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi.

 Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của Trần Văn Vui (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu) đã giúp nâng cao đời sống người nông dân.

 Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của Trần Văn Vui (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu) đã giúp nâng cao đời sống người nông dân.

Từ phong trào này, xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu của hội viên trong phát triển sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiêu biểu là mô hình sản xuất luân canh lúa – tôm ở huyện Hồng Dân và huyện Phước Long; mô hình sản xuất rau màu theo tiêu chuẩn VietGap ở TP Bạc Liêu; mô hình nuôi tôm an toàn sinh học, công nghệ cao ở huyện Hòa Bình; mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hòa Bình…Qua đó góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho một bộ phận nông dân.    

Ông Phạm Tấn Tài, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Trên cơ sở thực hiện các phong trào thi đua, đa số hội viên đã tích cực chăm lo sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong lao động, sản xuất, tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nhờ vậy, số hộ nông dân đăng ký tham gia và đạt danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Nếu như năm 2018, có trên 40% hội viên đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, năm 2019 có 50% hội viên đăng ký và từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 34.000 hội viên nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi các cấp.

Nông dân huyện Phước Long thu hoạch lúa trên nền đất mô hình tôm – lúa cho hiệu quả kinh tế khá ổn định.

Nông dân huyện Phước Long thu hoạch lúa trên nền đất mô hình tôm – lúa cho hiệu quả kinh tế khá ổn định.

“Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm bổ sung ngân sách và hỗ trợ chỉ đạo vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân tại địa phương. Đến nay, tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh được gần 20,5 tỉ đồng.

Từ nguồn quỹ này, các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, sản xuất có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

Các mô hình, dự án được triển khai đã tác động lớn đến tập quán canh tác, chăn nuôi nhỏ lẻ của hội viên nông dân, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo việc làm ổn định cho gần 2.000 lao động nông thôn, cải thiện, nâng cao cuộc sống cho nông dân…”, ông Tài nói.

Mô hình sản xuất luân canh lúa – tôm ở huyện Hồng Dân, sau vụ tôm nông dân sử dụng các giống lúa đặc sản chịu mặn, lúa thơm đặc sản như OM 5451, ST 5, ST 24... lãi bình quân 50 – 60 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình sản xuất luân canh lúa – tôm ở huyện Hồng Dân, sau vụ tôm nông dân sử dụng các giống lúa đặc sản chịu mặn, lúa thơm đặc sản như OM 5451, ST 5, ST 24... lãi bình quân 50 – 60 triệu đồng/ha/năm.

Hiệu quả của phong trào nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã giúp đời sống của người nông dân từng bước được nâng cao; số hộ khá, giàu ngày càng tăng, hộ nghèo giảm, nông dân yên tâm phấn khởi sản xuất và tích cực góp công sức, tiền của, đất đai cùng chính quyền xây dựng NTM, đô thị văn minh.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Đưa sản phẩm OCOP tiếp cận gần hơn thị trường quốc tế

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu là cơ hội để các chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước.