| Hotline: 0983.970.780

Giữ vị thế của hạt điều Bình Phước:[Bài 2] Đầu tư cho hạt điều xanh

Thứ Ba 11/06/2024 , 08:18 (GMT+7)

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành điều Bình Phước phải ‘bỏ cuộc chơi’ vì thua lỗ, vẫn có những doanh nghiệp đang đứng vững nhờ mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp xanh.

Kỳ vọng vào hạt điều xanh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Bảo là một trong số ít những doanh nghiệp điều ở Bình Phước đã liên kết với người trồng điều để xây dựng vùng nguyên liệu. Đến nay, công ty đã có trong tay gần 800 ha điều ở trong và ngoài tỉnh Bình Phước.

Nhờ vùng nguyên liệu lớn, Công ty Gia Bảo vẫn sản xuất ổn định. Ảnh: Thanh Sơn.

Nhờ vùng nguyên liệu lớn, Công ty Gia Bảo vẫn sản xuất ổn định. Ảnh: Thanh Sơn.

Năm 2023, nhờ đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn trong tất cả các khâu, từ trồng trọt đến chế biến, sản phẩm hoàn toàn không sử dụng hóa chất, phẩm màu độc hại …, sản phẩm hạt điều “Bà Tư Bình Phước” của Gia Bảo đã vinh dự nhận Giải thưởng Thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Hiện sản phẩm hạt điều mang thương hiệu “Bà Tư Bình Phước” của Gia Bảo đã được bày bán ở nhiều hệ thống siêu thị lớn trong nước như: BigC, AEON, Satra… và xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Không dừng lại ở đó, với khát vọng xây dựng ngành điều theo hướng xanh, bền vững và cải thiện sinh kế cho người trồng điều, mới đây Dự án Hạt điều xanh (Green Cashew) đã được Tập đoàn Gia Bảo phối hợp Doanh nghiệp xã hội Green Journey “Hành trình xanh” chính thức khởi động.

Tiếp nối thành công, mới đây, Dự án Hạt điều xanh (Green Cashew) đã được Tập đoàn Gia Bảo phối hợp Doanh nghiệp xã hội Green Journey 'Hành trình xanh' chính thức khởi động. Ảnh: Trần Trung.

Tiếp nối thành công, mới đây, Dự án Hạt điều xanh (Green Cashew) đã được Tập đoàn Gia Bảo phối hợp Doanh nghiệp xã hội Green Journey “Hành trình xanh” chính thức khởi động. Ảnh: Trần Trung.

Mục tiêu của dự án là hình thành một trung tâm chế biến nông sản xanh tại thủ phủ điều Bình Phước. Qua đó, tạo cơ hội phát triển giá trị nông sản nói chung và các sản phẩm hạt điều đặc sản trên địa bàn Bình Phước và các tỉnh, thành lân cận.

Dự án Hạt điều xanh không chỉ tập trung vào hạt điều, cây điều mà còn hướng tới việc tạo sinh kế bền vững dưới tán điều cho nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi họ là những người đã gắn bó lâu dài với cây điều - cây “xóa đói giảm nghèo” ở Bình Phước và một số tỉnh khác thuộc khu vực phía Nam.

Dự án Hạt điều xanh hướng đến đưa ngành điều Bình Phước phát triển bền vững, đồng thời gây quỹ từ việc giới thiệu các sản phẩm hạt điều xanh của dự án để hỗ trợ thực phẩm, nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em khó khăn và người yếu thế trong cộng đồng.

Để cụ thể hóa mục tiêu, trong tháng 5 vừa qua, Nhà máy Chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước có tổng mức đầu tư 6,5 triệu USD trên diện tích 20.000 m2 với công suất 400 ngàn tấn/năm, đã chính thức được Tập đoàn Gia Bảo khởi công xây dựng tại ấp 2, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Thời gian dự kiến hoàn thành nhà máy là vào tháng 6/2025.

Để cụ thể hóa mục tiêu, trong tháng 5 vừa qua, Nhà máy Chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước chính thức khởi công. Ảnh: Trần Trung.

Để cụ thể hóa mục tiêu, trong tháng 5 vừa qua, Nhà máy Chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước chính thức khởi công. Ảnh: Trần Trung.

Hệ thống nhà máy hạt điều xanh được xây dựng tại Bình Phước còn là nơi thu hút nguồn lao động tại địa phương, đặc biệt là tạo môi trường làm việc cộng đồng người đồng bào dân tộc có nền văn hóa đặc sắc gắn liền với cây điều từ hàng chục năm qua.

 “Việc hình thành nhà máy hạt điều xanh tại Bình Phước không chỉ là nơi phát triển ngành điều lên tầm cao mới mà còn là cách để chúng tôi đóng góp vào sự phát triển chung trong xu hướng chuyển đổi xanh nền nông nghiệp Việt Nam”, ông Trần Văn Sơn nhấn mạnh.

Theo ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Phước: “Sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc, Trung Quốc ...  Có thể khẳng định ngành công nghiệp chế biến điều đã góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp Bình Phước từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp tiến lên nền nông nghiệp hiện đại theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững”.

Tín chỉ carbon từ cây điều

 Diện tích trồng điều thương mại ở Việt Nam hiện vào khoảng 320 nghìn ha. Với diện tích lớn như vậy, cây điều đang có tiềm năng lớn về tín chỉ carbon, qua đó, giúp nông dân trồng điều có thêm nguồn thu nhập không nhỏ.

Tín chỉ carbon từ cây điều kỳ vọng giúp ngành điều phát triển bền vững. Ảnh: Thanh Sơn.

Tín chỉ carbon từ cây điều kỳ vọng giúp ngành điều phát triển bền vững. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo các chuyên gia, cây điều tạo ra giá trị tín chỉ carbon rất cao. Bình quân mỗi cây điều có thể hấp thụ 400kg carbon trong cả vòng đời. Nếu được trồng theo tiêu chuẩn quốc tế thì cứ 2,5 cây điều sẽ tạo ra một tín chỉ carbon (1 tấn CO2). Bình quân mỗi ha điều trồng được khoảng 200 cây, tương ứng với việc tạo ra 80 tín chỉ carbon. Nếu tính đơn giá 5 USD/tấn mà ngành lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon trong năm 2023, thì giá trị thương mại về tín chỉ carbon của ngành điều là rất lớn, lên tới hàng chục triệu tín chỉ carbon.

Với định hướng góp phần phần phát triển xanh và bền vững cho ngành điều, Dự án Hạt điều xanh cũng đặt ra một mục tiêu quan trọng là tập trung hỗ trợ nông dân trồng điều nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, gắn liền với giảm phát thải carbon, đồng thời phối hợp với các bên tiến hành đánh giá, đo lường tín chỉ carbon từ cây điều.

Người trồng điều Bình Phước chủ động sản xuất hữu cơ, giảm phát thải, đón đầu tín chỉ carbon. Ảnh: Trần Trung.

Người trồng điều Bình Phước chủ động sản xuất hữu cơ, giảm phát thải, đón đầu tín chỉ carbon. Ảnh: Trần Trung.

Đánh giá về mục tiêu nói trên của Dự án Hạt điều xanh, TS Nguyễn Quốc Trung, chuyên gia lĩnh vực giảm phát thải carbon, Giám đốc phát triển Dự án giảm phát thải trong nông nghiệp (AgriCarbon), cho rằng, phát triển bền vững kinh tế, môi trường và xã hội cần thực hiện các chiến lược giảm phát thải và tăng cường khả năng lưu trữ carbon, đặc biệt là thông qua rừng và cây trồng. Theo đó, với tiềm năng khổng lồ từ tín chỉ carbon sẽ giúp nông dân trồng điều có thêm nguồn lợi lớn.

TS Nguyễn Quốc Trung khẳng định “Các biện pháp giảm phát thải carbon trong trong quy trình chế biến hạt điều không chỉ giúp tăng cường hiệu quả sản xuất mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Việc khởi công nhà máy chế biến hạt điều xanh tại Bình Phước không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương mà còn mở ra cơ hội áp dụng các giải pháp bền vững trong ngành nông nghiệp, góp phần vào mục tiêu giảm phát thải carbon toàn cầu”.

Phát triển vùng điều nguyên liệu theo hướng xanh, bền vững, được cho là sẽ giúp cho tỉnh Bình Phước thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư vào ngành chế biến, xuất khẩu nhân điều. Ảnh: Thanh Sơn.

Phát triển vùng điều nguyên liệu theo hướng xanh, bền vững, được cho là sẽ giúp cho tỉnh Bình Phước thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư vào ngành chế biến, xuất khẩu nhân điều. Ảnh: Thanh Sơn.

Ông Trần Văn Sơn chia sẻ “Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Ngành điều Việt Nam có nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức mới trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và sự biến động trong môi trường kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, nhận thấy những khó khăn ngay tại thủ phủ điều từ góc độ doanh nghiệp trong ngành, tôi kỳ vọng, thông qua Dự án sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm chế biến sâu phù hợp với thị trường nội địa cũng như xuất khẩu để nâng cao giá trị hạt điều Việt Nam. Đồng thời, tái canh, mở rộng và liên kết vùng trồng, cũng như nâng cao kỹ thuật canh tác và giống, từ đó nâng cao năng suất và thu nhập cho bản thân nông dân trồng điều, giúp họ làm giàu trên mảnh đất của mình”.

Phát triển vùng điều nguyên liệu theo hướng xanh, bền vững, được cho là sẽ giúp cho tỉnh Bình Phước thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư vào ngành chế biến, xuất khẩu nhân điều.

Ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Phước cho biết “Việc phát triển vùng trồng cây điều để tạo tín chỉ carbon và tái cơ cấu ngành điều theo hướng xanh đã và đang là mục tiêu tỉnh Bình Phước hướng đến. Nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân trồng điều. Qua đó, xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, góp phần thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến hạt điều xuất khẩu”.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất