| Hotline: 0983.970.780

Bài học kinh nghiệm trong ứng phó với lũ ĐBSCL năm 2018

Thứ Ba 18/06/2019 , 08:31 (GMT+7)

Năm 2018, tại ĐBSCL, lũ đạt mức trên báo động (BĐ) 2 sau 7 năm không có lũ lớn, tác động tới 8 tỉnh vùng lũ. 

Thu hoạch lúa chạy lũ

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, sự vào cuộc của các ngành, các cấp, sự chủ động của người dân đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại và tận dụng tối đa mặt lợi của lũ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần tập trung chỉ đạo khắc phục đảm bảo sẵn sàng ứng phó với lũ lớn tại đồng ĐBSCL thời gian tới.

Năm 2018, mưa lớn xuất hiện ngay từ đầu mùa tại khu vực ĐBSCL. Lũ đầu nguồn sông Cửu Long lên nhanh, sớm hơn trung bình năm ngoái (TBNN) từ 7 - 10 ngày; đạt đỉnh ở mức trên BĐ2 từ 0,1 - 0,2m (ngày 10 - 13/9) thấp hơn năm 2000, 2011 từ 0,77 - 0,97m; duy trì ở mức cao đến giữa tháng 10 sau đó xuống nhanh. Mực nước một số trạm hạ lưu vượt mức lịch sử 0,04 - 0,08m do lũ kết hợp với triều cường vào đầu tháng 10/2018.

Lũ năm 2018 tác động đến 04 tỉnh thượng nguồn Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang với 1.778.625 hộ/7.114.550 người, nhất là 11.760 hộ/47.030 người sống ngoài đê bao, bờ bao; một số hộ dân đã phải sơ tán trong thời gian dài ngày (gần 2 tháng); 6.201 học sinh (Đồng Tháp 149 hộ, An Giang 2.979, Long An 3.073), nhất là 1.074 học sinh di chuyển đi về vùng lũ ở biên giới.

Tính ra, 60.551ha lúa TĐ nằm ngoài đê bao và đã được các địa phương khuyến cáo không xuống giống. Các tuyến đê bao triệt để đủ cao trình chống lũ BĐ3, tuy nhiên trong thân đê chứa nhiều ẩn hoạ nên đã xảy ra sự cố khi mực nước mới ở mức BĐ2.

Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và người dân đã chủ động, quyết liệt, triển khai sớm các biện pháp phòng tránh; Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo (BCĐ), các Bộ ngành đã có các công điện, văn bản chỉ đạo; cử các đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại 4 tỉnh thượng nguồn.

UBND, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh, TP theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ; huy động lực lượng triển khai ứng phó, gia cố đê bao, bờ bao, thu hoạch lúa sớm, tổ chức các chốt cứu hộ, cứu nạn, y tế, xử lý giờ đầu sự cố sạt lở, vận hành hệ thống kiểm soát lũ vùng tứ giác Long Xuyên (đập Tha La, Trà Sư và các cống điều tiết), trông giữ trẻ tập trung, đưa rước học sinh tới trường…; chỉ đạo, hỗ trợ người dân khai thác các mặt lợi trong mùa nước nổi.

Với sự chủ động, quyết liệt chỉ đạo và triển khai nghiêm túc công tác ứng phó đã giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ gây ra, nhất là đã không có người chết, mất tích do lũ (so với 482 người năm 2000, 89 người năm 2011). Qua chỉ đạo điều hành và đánh giá công tác phòng chống lũ năm 2018 rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ TƯ về Phòng chống thiên tai; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành trong hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra địa phương thực hiện; sự chủ động trong chỉ huy, điều hành từ chuẩn bị, phòng ngừa trước lũ đến ứng phó, khắc phục hậu quả của địa phương, sự vào cuộc, tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, sự chủ động và tuân thủ hướng dẫn của người dân là yếu tố quyết định thành công trong phòng chống lũ, giảm thiểu thiệt hại.

Hai là, công tác dự báo sớm, nhất là dự báo trung hạn, nhận định đỉnh lũ cần được quan tâm đầu tư làm cơ sở triển khai các biện pháp phòng chống lũ, nhất là tổ chức SX nông nghiệp phù hợp, né tránh lũ, tận dụng tối đa hiệu quả từ lũ.

Ba là, quan tâm đúng mức, phát triển đội ngũ, lực lượng tham mưu, chỉ huy, điều hành, tổ chức triển khai công tác phòng chống thiên tai các cấp; đầu tư trang thiết bị, phương tiện, công cụ hiện đại, đảm bảo công tác tham mưu, chỉ đạo, chỉ huy được đồng bộ, hiệu quả; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, kịp thời giữa các ban, ngành, giữa các khu vực trên địa bàn phát huy tối đa nguồn lực hiện có.

Bốn là, việc tập trung, có cơ chế phù hợp đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhất là cụm tuyến dân cư vượt lũ, đê bao, bờ bao, công trình thủy lợi, tiêu thoát, xử lý sạt lở, xây dựng đường giao thông, trường học, trạm xá vượt lũ sẽ giúp giảm nhẹ nguy cơ lũ, tạo điều kiện để chính quyền và người dân ứng phó hiệu quả, sớm khắc phục hậu quả do lũ gây ra.

Năm là, các giải pháp phi công trình cần được quan tâm, đầu tư, thực hiện bài bản, cụ thể, nhất là lập và triển khai có hiệu quả kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trong xây dựng, khai thác cát…, tổ chức SX né tránh lũ, khai thác mặt lợi trong mùa nước nổi, duy trì điểm cứu hộ cứu nạn, điểm giữ trẻ tập trung, đưa rước học sinh tới trường, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh thiên tai cho người dân,…

Sáu là, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, truyền tải thông tin cảnh báo, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh tới người dân, nhất là người dân sống rải rác xa điểm dân cư tập trung, để người dân chủ động phòng tránh, tránh tư tưởng chủ quan sẽ giúp giảm thiểu những thiệt hại đáng tiếc.

Trước bối cảnh diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp do tác động của BĐKH, sử dụng nước, vận hành hồ chứa ở thượng nguồn sông Mê Công; phát triển dân cư, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, mở rộng SX nhanh chóng, các Bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết 76, Nghị quyết 120 để chủ động ứng phó với lũ, lũ lớn tại ĐBSCL trong các năm tiếp theo.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.