| Hotline: 0983.970.780

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang:

Nghị quyết 120 giúp tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng

Thứ Tư 15/05/2019 , 09:07 (GMT+7)

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là NQ120).

Khi triển khai NQ120 tại An Giang, tỉnh đã định hướng đến sự phát triển thịnh vượng dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Dự kiến, Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện NQ120. Trước thềm Hội nghị, Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh này.

Ông Trần Anh Thư

Sau hơn 2 năm triển khai NQ120, tỉnh An Giang đã đạt được những kết quả và chuyển biến gì rõ nét nhất, thưa ông?

NQ120 được triển khai tại An Giang đã đạt nhiều kết quả khả quan, nhằm hướng đến sự phát triển thịnh vượng dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Theo dự thảo kế hoạch thực hiện NQ120, tỉnh An Giang cùng với Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên sẽ trở thành một vùng đất đáng sống của người dân ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Trong đó, lấy con người làm trung tâm phát triển, phục vụ người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Phát triển kinh tế vì con người, tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Bên cạnh đó, xác định phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, giảm đói nghèo, tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng NTM....

Cũng từ NQ120, tỉnh sẽ chuyển từ tư duy SX nông nghiệp thuần túy sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng. Xây dựng NTM gắn với phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp (công nghiệp 4.0).

 Đồng thời, An Giang cũng sẽ tăng cường hợp tác liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL và TP.HCM chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mekong trên cơ sở cùng có lợi nhằm cùng nhau sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước cũng như các tài nguyên có liên quan trong lưu vực sông Mekong.

Với đặc thù của tỉnh, An Giang sẽ làm gì để phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp?

Để đạt được các mục tiêu trên, thời gian tới tỉnh An Giang sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm các cấp chính quyền và người dân về thách thức đang đặt ra đối với ĐBSCL nói chung và của tỉnh nhà nói riêng. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và các tác động khác từ thượng nguồn. Xác định lại cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, gắn SX với tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển bền vững.

Hình thành các tiểu vùng sinh thái làm định hướng phát triển kinh tế, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng (vùng đồi núi, vùng đồng bằng, vùng cù lao, vùng lũ và trữ lũ). Xây dựng cơ cấu SX nông nghiệp theo hướng SX gắn với chế biến sản phẩm có trọng tâm, trọng điểm (thủy sản - cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái), trong đó thủy sản nước ngọt là sản phẩm chủ lực.

Xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, gắn kết chuỗi sản phẩm hàng hóa, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, phục hồi tự nhiên, giảm đê bao, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Song song đó, thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng KH- CN vào SX, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh áp dụng công nghệ hiện đại vào nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nông sản.

Theo ông, khi triển khai NQ120 vào thực tế địa phương, tỉnh đã gặp phải những trở ngại và điểm nghẽn nào?

Sau 2 năm triển khai NQ120, An Giang cũng gặp một số khó khăn trong thực hiện. UBND tỉnh An Giang đề xuất các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành các chính sách chung cho toàn vùng để làm cơ sở cho các địa phương trong vùng trọng điểm vùng ĐBSCL thực hiện, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung cho toàn vùng.

Để triển khai thực hiện hiệu quả NQ120, UBND tỉnh đề nghị các chương trình, dự án thực hiện NQ120 và liên kết vùng phải được đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đặt biệt, có chính sách thu hút, khuyến khích đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng đối với các lĩnh vực như liên kết vùng, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, môi trường thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

NQ120 giúp An Giang phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường

Hiện tại, hệ thống cơ sở hạ tầng cần phải được quy hoạch và phát triển đồng bộ như thế nào, những công trình nào là cấp bách hiện nay, thưa ông?

Hơn 2 năm triển khai NQ120, tỉnh An Giang đã tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu SX nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm. Theo đó, An Giang tập trung vào hai nhóm sản phẩm chủ lực là lúa gạo và thủy sản nước ngọt trên cơ sở bảo đảm gắn kết chuỗi sản phẩm hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị mang tính chất liên tỉnh, liên vùng.

Cùng đó, tỉnh triển khai và sáng tạo nhiều mô hình SX nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tiến đến một nền nông nghiệp hiện đại, đặc sắc, ứng dụng triệt để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã bố trí, sắp xếp lại dân cư, từng bước di dời nhà ở ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao; tiếp tục công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo sạt lở định kỳ và đột xuất nhằm sớm phát hiện các nguy cơ và có giải pháp ứng phó kịp thời, tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản...

Xin cảm ơn ông!

"An Giang đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong việc xây dựng Cơ chế hợp tác quản trị nguồn nước xuyên biên giới với Campuchia, xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện cơ chế hiệu quả; chủ động phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương xây dung, đề xuất các chương trình, dự án liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phân bổ đầu tư và tăng cường nguồn lực thúc đẩy liên kết vùng", ông Trần Anh Thư.

  • Tags:
Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.