| Hotline: 0983.970.780

Bán tín chỉ các bon được 282 tỷ, Nghệ An không biết tiêu ra sao

Thứ Tư 31/01/2024 , 16:17 (GMT+7)

Sở hữu diện tích rừng tự nhiên khổng lồ giúp Nghệ An thu về hàng trăm tỷ đồng từ bán tín chỉ các bon, ngặt nỗi số tiền này đang… đóng băng.

Kinh phí có được từ bán tín chỉ các bon rừng giúp giảm tải áp lực lên các chủ rừng và người lao động. Ảnh: Việt Khánh. 

Kinh phí có được từ bán tín chỉ các bon rừng giúp giảm tải áp lực lên các chủ rừng và người lao động. Ảnh: Việt Khánh. 

Thông qua chương trình thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), lũy kế từ 3/10/2023 Nghệ An thu được hơn 282 tỷ đồng. Số tiền trên quy đổi từ 789.462 ha diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong bối cảnh nguồn lực của Trung ương và địa phương phân bổ cho lĩnh vực lâm nghiệp còn khá hạn chế, tỉnh Nghệ An nói chung và các cơ quan chủ rừng nói riêng thực sự đặt nhiều kỳ vọng từ việc bán tín chỉ các bon rừng mang lại. Kinh phí thu về rất lớn, theo lý thuyết sẽ góp phần quan trọng giảm tải áp lực nặng nề trong công tác quản lý bảo vệ rừng, có điều thực tế không đơn giản như vậy. 

Có tiền trong tay nhưng chẳng thể tiêu, đó là thực trạng mà ngành lâm nghiệp Nghệ An đang đối mặt. 

Lường trước được những khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Quỹ Bảo vệ phát triển rừng, Hạt Kiểm lâm, một số chủ rừng để rà soát tổng thể, đặc biệt là biến động (sai khác) khi thực hiện đề án giao rừng gắn với giao đất… để sớm hoàn thiện về mặt pháp lý, qua đó kịp thời giải ngân vốn cho các đối tượng được thụ hưởng. Dù đã chủ động đi tắt đón đầu nhưng tình hình không mấy khả thi, giữa địa phương và Trung ương vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung.

Với diện tích rừng tự nhiên khổng lồ, hàng năm Nghệ An thu hàng trăm tỷ đồng từ bán tín chỉ các bon. Ảnh: Việt Khánh.

Với diện tích rừng tự nhiên khổng lồ, hàng năm Nghệ An thu hàng trăm tỷ đồng từ bán tín chỉ các bon. Ảnh: Việt Khánh.

Được biết thời gian thông báo, chuyển tiền ERPA cho Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Nghê An diễn ra vào quý IV/2023. Đơn vị này nhận thấy việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, chi trả cho các đối tượng cùng các hoạt động liên quan khó áp dụng trong năm 2023. Sự thận trọng hoàn toàn có cơ sở khi số liệu hiện trạng rừng trên địa bàn ghi nhận một số sai khác so với thực tế, để chi trả đúng đối tượng, diện tích cần thêm thời gian thay vì “cố đấm ăn xôi”.

Đáng nói, khi địa phương kiến nghị, đề xuất thì Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Việt Nam (quỹ TW) đã phúc đáp tại mục C, khoản 1 của Công văn số 369/VNFF-BĐH ngày 12/12/2023 như sau: Việc chi trả tiền ERPA 2023 căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến rừng. Do đó không có khó khăn trong chi trả, đề nghị lập Kế hoạch tài chính năm 2023, đồng thời tiến hành chi trả cho các đối tượng thụ hưởng trước ngày 31/12/2023 (?!).

Chưa tìm ra lời giải cho những băn khoăn, đồng nghĩa việc giải ngân nguồn kinh phí khổng lồ từ tín chỉ các bon phải gác lại. Ảnh: Việt Khánh.

Chưa tìm ra lời giải cho những băn khoăn, đồng nghĩa việc giải ngân nguồn kinh phí khổng lồ từ tín chỉ các bon phải gác lại. Ảnh: Việt Khánh.

Nghệ An cũng băn khoăn về việc chưa có hướng dẫn liên quan đến đối tượng được hưởng, mức phụ cấp đối với các cá nhân tham gia thực hiện ERPA, mức phụ cấp kiêm nhiệm của cán bộ Quỹ thực hiện công việc tại ERPA là bao nhiêu %?

Đáp lại, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Việt Nam nêu khá chung chung: Đối với hướng dẫn chi phụ cấp cho các bộ phận thực hiện nhiệm vụ ERPA, Quỹ tỉnh tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Tại điểm C khoản 2 Điều 3 Nghị định 107/2022/NĐ-CP thể hiện: “Chi phí triển khai thực hiện đảm bảo nguyên tắc hợp lý, không chồng chéo với các khoản phí khác của ngân sách nhà nước”. Nếu bám theo đây thì Nghệ An khó “tiêu” hết tiền bán tín chỉ các bon bởi phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn đã được hưởng các nguồn vốn khác.

Không chỉ gói gọn những nội dung nêu trên, tỉnh Nghệ An còn tỏ rõ sự băn khoăn đối với hàng loạt đầu mục trọng tâm khác, cụ thể như: Có được sử dụng nguồn ERPA để khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng tự nhiên đã được giao khoán DVMTR tại các lưu vực thủy điện không? Trường hợp được giao khoán chồng lên nhưng số tiền chi trả từ DVMTR nhỏ hơn 600.000 đồng/ha (mức tối đa 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán BVR tại Nghệ An). Khi tiếp tục chi trả nguồn ERPA thì thủ tục thanh quyết toán thế nào? Đơn giá xác định ra sao?

Từ đòi hỏi thực tiễn, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh Nghệ An đề xuất UBND tỉnh, Sở NN-PTNT kiến nghị đến các cấp, ngành liên quan sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đề nghị phân bổ kinh phí năm 2023 qua các năm tiếp theo để kịp thời chi trả, đồng thời đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn.

Kế hoạch trong 2 năm 2024 và 2025 Nghệ An sẽ được phân bổ lần lượt gần 170 tỷ và 102 tỷ từ nguồn giảm phát khí thải nhà kính, với diễn biến của năm 2023 chẳng ai nói trước được điều gì.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất