| Hotline: 0983.970.780

Báo động đỏ nguồn nước sông Mekong

Chủ Nhật 08/12/2019 , 09:55 (GMT+7)

Nguồn nước phía hạ nguồn trên sông Mekong mấy ngày qua đã đột ngột chuyển sang màu lạ, có thể đây là dấu hiệu của các hoạt động phía thượng nguồn.

Theo đó, thông thường vào thời điểm này trong năm, nước sông thường có màu nâu vàng do mang theo trầm tích từ phía thượng nguồn. Nhưng gần đây, nó đã đột ngột chuyển sang một màu rất lạ.

Mực nước phía hạ nguồn xuống thấp bất thường và trong vắt

Hơn nữa, mực nước vào thời điểm này năm nay cũng xuống thấp bất thường, làm lộ ra nhiều bãi cát lớn ngay ở giữa sông và gây ra nhiều khó khăn cho ngư dân và nông dân.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia sự suy giảm của trầm tích cho thấy nhiều nguy cơ mới có thể gây ra nạn xói lở bờ sông và sụt lún mạnh hơn trong thời gian tới.

Nguyên nhân chính được cho là do hoạt động của các đập thủy điện lớn từ phía thượng nguồn tại Lào đã bắt đầu hoạt động từ tháng 10. Ngoài ra một nguyên nhân khách quan khác là lượng mưa năm nay ít hơn.

Thông kê, hiện có khoảng 70 triệu người dân đang sinh sống phụ thuộc vào nguồn nước sông Mekong, bao gồm đánh bắt, trồng lúa, buôn bán, giao thông và thủy lợi.  Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, các dự án phát triển năng lượng lớn như đập thủy điện Xayaburi đã góp phần làm phá vỡ hệ sinh thái của toàn vùng. Theo đó, những con đập khủng như thế này đã chặn nhiều trầm tích chảy về phía hạ lưu, khiến dòng nước trở nên trong vắt.

Chưa bao giờ mực nước xuống thấp như thế này vào mùa đông 

Ông Pravit Kanthaduang, Chi cục thủy sản Bueng Khong Long, tỉnh Bueng Kan (Thái Lan) cho biết, ít trầm tích đồng nghĩa là nguồn nước ít dinh dưỡng cho hệ sinh thái, bao gồm cả thực vật và tôm cá trên sông sinh sống.

Còn chuyên gia Chainarong Setthachau thuộc Đại học Mahasarakham, người đã nghiên cứu về sự thay đổi hệ sinh thái của sông Mekong trong suốt hai thập kỷ qua cho biết, hiện tượng ít trầm tích cũng khiến dòng chảy mạnh hơn gây xói lở và sụt lún phức tạp hơn.

Đập thủy điện Xayaburi vừa vận hành sau khi được đầu tư xây dựng tốn hơn 19,4 tỷ bạt. Tổng chi phí của toàn dự án khổng lồ này đã ngốn hết 135 tỷ bạt, tương đương 4,47 tỷ USD.

Ngư dân Daeng Pongpim ở làng Ta Mui, tỉnh Ubon Ratchathani sinh sống cách đập Xayaburi khoảng 800 km về phía hạ lưu cho biết, gia đình đã mất sinh kế do những thay đổi về môi trường khiến cá tôm không thể sinh sôi.

"Tôi năm nay 67 tuổi và chưa từng chứng kiến sự bất thường như thế này. Điều khiến tôi lo lắng nhất là mực nước thấp. Bây giờ mới là đầu mùa đông mà mực nước đã xuống thấp trơ đáy như thế này thì đến mùa khô sắp tới sẽ ra sao?”, bà Pongpim than thở.

Ông Chaiwat Parakun, sống cách đập 200 km về phía hạ lưu cũng cho biết, ông đã phải từ bỏ dụng cụ câu cá của mình từ vài năm trước vì lượng cá giảm rất nhiều.

 

(BKP, SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.