| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm Agribank: Nguồn động viên thiết thực trong cuộc chiến chống Covid-19

Thứ Năm 09/09/2021 , 15:27 (GMT+7)

Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, Bảo hiểm Agribank còn là đơn vị có trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội.

Bảo hiểm Agribank hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19. Ảnh: ABIC.

Bảo hiểm Agribank hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19. Ảnh: ABIC.

Huy động hơn 88 tấn gạo trong gần 1 tháng

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank (Bảo hiểm Agribank - ABIC) là công ty con của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), hoạt động với sứ mệnh đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Cùng với Agribank, Bảo hiểm Agribank đã và đang mang đến dịch vụ hoàn hảo cho người dân khu vực nông nghiệp nông thôn, qua đó xây dựng mô hình kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng số 1 tại Việt Nam.

Bảo hiểm Agribank sẽ bảo vệ khách hàng, đặc biệt là người dân khu vực nông nghiệp nông thôn, đối tượng yếu thế trước những rủi ro trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tạo thêm công ăn việc làm tại địa phương, giảm bớt hệ lụy xấu tại địa phương do yếu tố thiên tai dịch bệnh, góp phần ổn định trật tự, kinh tế xã hội tại địa bàn.

Đặc biệt, ngoài nhiệm vụ kinh doanh, Bảo hiểm Agribank còn là đơn vị có trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội.

Sau gần 1 tháng hoạt động, Bảo hiểm Agribank đã huy động được hơn 88 tấn gạo, hơn 28 tấn tại cây ATM gạo được phát qua 6.829 lượt nhận. Ảnh: ABIC.

Sau gần 1 tháng hoạt động, Bảo hiểm Agribank đã huy động được hơn 88 tấn gạo, hơn 28 tấn tại cây ATM gạo được phát qua 6.829 lượt nhận. Ảnh: ABIC.

Từ đầu năm 2021, Bảo hiểm Agribank đã ủng hộ hơn 3,5 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội như: xây cầu tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An; xây nhà tình nghĩa tại tỉnh Hà Giang; ủng hộ chống ngập mặn tại Bến Tre; ủng hộ quỹ vacxin phòng, chống Covid-19; ủng hộ lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch tại 44 điểm nóng bùng phát dịch tại 11 tỉnh/thành phố trên cả nước…

Từ ngày 10/8/2021 đến nay, Bảo hiểm Agribank đã và đang triển khai 2 cây ATM phát gạo miễn phí cho người dân tại phường 12 và 15 quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Sau gần 1 tháng hoạt động, tính đến ngày 8/9, Bảo hiểm Agribank đã huy động được hơn 88 tấn gạo, hơn 28 tấn tại cây ATM gạo được phát qua 6.829 lượt nhận.

Máy ATM gạo mà Bảo hiểm Agribank sử dụng là sản phẩm của công ty AXYS, ATM gạo này được ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện khuôn mặt có độ chính xác đến 95% đối với người đeo khẩu trang và 99% với người đeo kính chắn giọt bắn.

Sau khi được nhận diện, máy sẽ phát cho mỗi người 3kg gạo/lần, thời gian giữa 2 lần nhận gạo đối với mỗi người là 7 ngày.

Mỗi ngày, ATM có thể phát 1,5 tấn gạo trong 8,5 giờ đồng hồ cho hơn 500 người. Số lượng gạo mỗi lần phát có thể điều chỉnh tùy người quản lý máy. Ngoài ra, máy còn sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp lưu trữ thông tin người nhận gạo.

Bảo hiểm Agribank là đơn vị có trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội. Ảnh: ABIC.

Bảo hiểm Agribank là đơn vị có trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội. Ảnh: ABIC.

Toàn bộ số liệu về tình hình nhận gạo đều realtime và cập nhật liên tục, bất kỳ ai cũng có thể cập nhật và tra cứu xem số tiền mà các cá nhân, tổ chức ủng hộ hiện đang được chi tiêu như thế nào và số gạo mà các mạnh thường quân đóng góp đang được phát như thế nào tại địa chỉ: https://www.atmgao.com/group/abic.

Cắt giảm khoảng 7.000 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng

Thể hiện trách nhiệm của một định chế tài chính lớn, là doanh nghiệp luôn tiên phong trong các hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, từ năm 2020 đến nay, toàn hệ thống Agribank đã ủng hộ hơn 310 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên cả nước.

Trong đó, đóng góp gần 90 tỷ đồng vào Quỹ Vacxin phòng, chống Covid-19; Ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch số tiền gần 100 tỷ đồng; Tài trợ cho lĩnh vực y tế, bệnh viện số tiền trên 33 tỷ đồng; Cán bộ các chi nhánh ủng hộ tại địa phương hơn 30 tỷ đồng…

Ngoài ra, các chi nhánh trong toàn hệ thống Agribank còn tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng khác như: Kết nối thu mua và tiêu thụ nông sản cho các hộ sản xuất trong vùng dịch; trao tặng lương thực, thực phẩm và các dụng cụ y tế, đồ dùng thiết yếu cho nhân dân, các lực lượng tham gia phòng chống dịch tại các địa phương đang bị phong tỏa, những vùng, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19...

Bên cạnh sự ủng hộ về vật chất và tinh thần, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã chia sẻ, đồng hành cùng khách hàng và người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất như: cơ cấu lại, miễn giảm lãi, phí cho 12.500 khách hàng với dư nợ 30.109 tỷ đồng, cho vay mới hơn 203.000 tỷ đồng cho trên 50.000 khách hàng.

Từ năm 2020 đến nay, toàn hệ thống Agribank đã ủng hộ hơn 310 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên cả nước. Ảnh: ABIC.

Từ năm 2020 đến nay, toàn hệ thống Agribank đã ủng hộ hơn 310 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên cả nước. Ảnh: ABIC.

Đồng thời, triển khai nhiều chương trình tín dụng lãi suất ưu đãi, bao gồm: Tăng gấp đôi hạn mức chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với quy mô 100.000 tỷ đồng, mức lãi suất, phí hỗ trợ tối đa 2,5%/năm; Cho vay ưu đãi đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 30.000 tỷ đồng, hỗ trợ mức phí tối đa 2%; Cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu quy mô 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD; Cho vay khách hàng lớn quy mô 15.000 tỷ đồng; Cho vay khách hàng tiêu dùng quy mô 20.000 tỷ đồng.

Từ ngày 15/7/2021, Agribank giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên.

Với việc hạ lãi suất lần này, Agribank dự kiến cắt giảm khoảng 7.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2021 để hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm