| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm Bảo an tín dụng chia sẻ rủi ro với khách hàng

Thứ Ba 19/12/2023 , 06:00 (GMT+7)

Những năm qua, nhiều khách hàng là nông, ngư dân ở Bình Định tham gia Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) được chi trả quyền lợi khi không may gặp rủi ro…

Người tham gia ngày càng nhiều

Theo ông Trần Công Bàng, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (viết tắt là Agribank huyện Phù Cát), tính từ đầu năm 2021 đến ngày 18/12/2023, có 50 khách hàng vay tiền của Agribank huyện Phù Cát để làm ăn có tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC gặp rủi ro được chi trả quyền lợi, khoản tiền chi trả của ABIC đã sẻ chia phần nào gánh nặng về tài chính cho gia đình khách hàng bị rủi ro.

“Trong năm 2021, Agribank huyện Phù Cát có 15 khách hàng bị rủi ro được chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC với số tiền gần 1,156 tỷ đồng, người được chi trả nhiều nhất là ông Võ Đình Lân với số tiền 185 triệu đồng. Năm 2022, Agribank huyện Phù Cát có 14 hàng rủi ro được chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC với số tiền hơn 708 triệu đồng, người được chi trả nhiều nhất là ông Nguyễn Văn Lợi với số tiền gần 163 triệu đồng.

Từ đầu năm 2023 đến ngày 18/12/2023, Agribank huyện Phù Cát có 21 khách hàng bị rủi ro được chi trả quyền lợi sau khi tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC với số tiền gần 831 triệu đồng, người được chi trả nhiều nhất là ông Nguyễn Văn Hải với số tiền 152 triệu đồng”, ông Trần Công Bàng, Giám đốc Agribank huyện Phù Cát, thông tin.

Cũng theo ông Bàng, càng về sau này, khách hàng vay vốn của Agribank huyện Phù Cát nhận thấy lợi ích thiết thực của bảo hiểm Bảo an tín dụng nên số người tham gia ngày càng nhiều hơn. Nhiều người sau khi vay vốn của Agribank huyện Phù Cát đã tự nguyện tham gia bảo hiểm bảo hiểm Bảo an tín dụng để nếu có tai nạn, rủi ro xảy ra, những người thụ hưởng không phải gánh thêm gánh nặng về tài chính bên cạnh việc mất người thân.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, Bình Định) nhận khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng từ đại diện ABIC. Ảnh: Agribank.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, Bình Định) nhận khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng từ đại diện ABIC. Ảnh: Agribank.

“Mệnh giá tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng là tùy khách hàng, nếu khách hàng vay 500 triệu đồng mà chỉ tham gia bảo hiểm mệnh giá 100 triệu đồng vẫn được, khi có rủi ro xảy ra thì người thụ hưởng sẽ được ABIC chi trả quyền lợi đúng theo mệnh giá bảo hiểm khách hàng đã mua. Những năm trước đây, mức bảo hiểm cao nhất của ABIC là 300 triệu đồng, nghĩa là nếu khách hàng vay vốn 500 triệu đồng, muốn tham gia bảo hiểm với mệnh giá cao nhất cũng chỉ 300 triệu đồng, nhưng trong năm 2023 này mức mệnh giá bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC đã tăng đến 500 triệu đồng”, ông Trần Công Bàng chia sẻ.

Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, sinh mạng con người luôn bị đại dịch đe dọa, bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC như “cái phao” để người thụ hưởng của khách hàng vay vốn của Agribank bấu víu trong bối cảnh kinh tế suy thoái trong cơn đại dịch. Ví như vào năm 2022, ABIC đã chi trả hơn 253 triệu đồng cho người thụ hưởng của 2 khách hàng ở phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn (Bình Định). 2 khách hàng nói trên vay vốn của Agribank và tham gia gói bảo hiểm Bảo an tín dụng không may qua đời do dịch Covid-19.

“Chiếc phao” của gia đình người lao động nghề biển

Bình Định hiện đang có hơn 6.400 tàu cá với khoảng 45.000 lao động tham gia nghề biển. Thực tế cho thấy, lao động trên biển làm những công việc nặng nhọc và rất đặc thù, thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro. Trước đây khoảng 5 năm, mỗi năm Bình Định có khoảng 100 vụ tai nạn trên biển, có vài ba chục ngư dân chết hoặc mất tích trên biển. Năm 2023 số vụ tai nạn trên biển đã giảm chỉ còn 26 vụ, số ngư dân chết và mất tích 8 người. Những số liệu trên cho thấy, lao động nghề biển đối mặt với vô vàn rủi ro.

Những năm qua, có không ít ngư dân hoạt động nghề biển có tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng gặp rủi ro, chết hoặc mất tích trên biển đã để lại cho người thân khoản chi trả quyền lợi cho khách hàng của ABIC, khoản tiền này đã làm giảm áp lực về tài chính cho người thân của ngư dân gặp tai nạn khi lao động chính trong nhà đã mất đi.

Còn nhớ, vào khoảng giữa năm 2021, ABIC đã chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng cho 2 ngư dân ở xã Hoài Hải (thị xã Hoài Nhơn) mất tích trên biển khi tàu cá bị chìm trên đường đi tránh bão. Trước đó, vào tháng 10/2020, trên đường đi tránh bão số 9, tàu cá BĐ 97469-TS trên tàu có 14 ngư dân do ông Võ Ngọc Đô ở xã Hoài Hải (thị xã Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng và tàu cá BĐ 96388-TS trên tàu có 12 ngư dân, do ông Lê Vạn ở phường Hoài Thanh (thị xã Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng đều bị phá nước, chìm, cả 26 ngư dân trên 2 tàu cá nói trên đều bị mất tích.

Trong 26 ngư dân bị mất tích nói trên có 2 ngư dân tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC. Khi nhận được thông tin từ gia đình khách hàng, đại diện ABIC đã trực tiếp đến gia đình 2 ngư dân nói trên động viên, thăm hỏi và thực hiện các thủ tục, hồ sơ chi trả bồi thường 100% theo mức trách nhiệm đã tham gia cho người thụ hưởng. Ngoài ra, ABIC còn hỗ trợ thêm gia đình 1 triệu đồng tiền mai táng phí.

Anh Trần Bảo Diệp (thứ 2 tính từ phải sang) nhận khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng từ ABIC. Ảnh: NVCC.

Anh Trần Bảo Diệp (thứ 2 tính từ phải sang) nhận khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng từ ABIC. Ảnh: NVCC.

Trước đó, 2 ngư dân Võ Ngọc Đô và Trương Văn Sinh có vay vốn tại Agribank thị xã Hoài Nhơn để mua sắm ngư lưới cụ phục vụ hoạt động đánh bắt thủy sản, 2 khách hàng nói trên đã tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC. Riêng ngư dân Võ Ngọc Đô tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm 100 triệu đồng, được ABIC xét chi trả hết mức trách nhiệm 100 triệu đồng và 1 triệu đồng mai táng phí. Còn ngư dân Trương Văn Sinh tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm 75 triệu đồng, được ABIC xét chi trả hết mức trách nhiệm 75 triệu đồng và 1 triệu đồng mai táng phí.

Theo ông Phạm Tấn Hồng, Phó Giám đốc Agribank thị xã Hoài Nhơn, hiện Agribank thị xã Hoài Nhơn cho vay hơn 1.000 hộ hoạt động kinh doanh nghề biển với số tiền dư nợ trên 120 tỷ đồng. Vào mùa mưa bão năm 2020, có 2 ngư dân tại địa phương không may bị mất tích trong vụ chìm tàu do bị phá nước, 2 ngư dân nói trên có vay vốn tại Agribank thị xã Hoài Nhơn. Sau sự cố không may nói trên, người thụ hưởng của 2 ngư dân khách hàng của Agribank thị xã Hoài Nhơn được ABIC chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng, khoản chi trả này đã làm giảm gánh nặng nợ nần cho gia đình.

Sau khi ngư dân Võ Ngọc Đô mất tích, bà Huỳnh Thị Phượng (vợ ông Đô) phải 1 mình nuôi 3 đứa con nhỏ dại đang tuổi ăn tuổi học, gia đình lâm cảnh khó khăn. Từ ngày tàu cá của gia đình bị chìm, chồng mất tích, kinh tế của gia đình không biết bấu víu vào đâu, bà Hồng phải lâm cảnh ai thuê đâu làm đó để kiếm tiền nuôi 3 đứa con nhỏ dại.

“Chồng tôi là trụ cột của gia đình, cả nhà chỉ trông nhờ vào thu nhập của tàu cá mỗi chuyến biển để xoay sở cuộc sống. Sau khi tàu chìm, chồng mất tích tôi không biết bấu víu vào đâu. Khoản tiền 101 triệu đồng do Công ty Bảo hiểm Agribank chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng đã giúp tôi trang trải 1 ít nợ nần chồng tôi vay để mua bổ sung ngư lưới cụ, sắm tổn để đi biển lúc trước, nếu không có khoản tiền này tôi còn khốn khổ hơn nữa”, bà Huỳnh Thị Phượng chia sẻ.

“Trước đây, mẹ tôi là Đặng Thị Kim Oanh ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân có tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng khi vay vốn của Agribank huyện Hoài Ân làm ăn và có tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng với khoản tiền 350 triệu đồng. Cuối năm 2022, không may mẹ tôi bị bệnh sốt xuất huyết mất, ngày 25/4/2023 gia đình tôi được ABIC chi trả chi trả số tiền gần 360 triệu đồng, bao gồm hỗ trợ tiền mai táng và tiền lãi vay tại ngân hàng”, anh Trần Bảo Diệp, con trai bà Oanh cho hay.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Tổng Bí thư nhấn mạnh cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Những loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ 1/2025

Bộ NN-PTNN vừa ban hành Thông tư về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam từ tháng 1/2025. Sẽ có những loại thuốc nào bị cấm?

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.