| Hotline: 0983.970.780

‘Bão lạm phát’ hoành hành xuyên lục địa

Thứ Hai 19/09/2022 , 10:59 (GMT+7)

Từ đậu tương Brazil đến thịt lợn Trung Quốc, bia ở Anh đến báo giấy ở nhiều quốc gia đều ghi nhận làn sóng tăng giá chóng mặt, gây ra lạm phát chưa từng có.

Chi phí thực phẩm ở Hàn Quốc hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm, gây sức ép lên ngườ tiêu dùng. Ảnh: KRT

Chi phí thực phẩm ở Hàn Quốc hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm, gây sức ép lên ngườ tiêu dùng. Ảnh: KRT

Người tiêu dùng và doanh nghiệp trên khắp thế giới đang phải đối mặt với mức giá cao hơn đối với mọi thứ, từ món bánh ngô được yêu thích tại Mexico cho đến lon nhôm phục vụ các công ty bia…

Theo các chuyên gia, lạm phát tiêu dùng thế giới đã tăng vọt kể từ đại dịch Covid-19 và tiếp tục tạo thêm một cú sốc nữa kể từ khi nổ ra xung đột Nga- Ukraine. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, chỉ số ​​giá tiêu dùng sẽ tăng 8,3% trên toàn cầu trong năm nay, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.

Đầu tiên là nhiên liệu. Cuộc khủng hoảng Nga- Ukraine kéo dài đã khiến giá dầu thô tăng vọt do Nga là nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới. Có thời điểm các hợp đồng giao dịch dầu Brent Biển Bắc đạt xấp xỉ 140 USD/thùng, cho dù hiện đã giảm trở lại dưới ngưỡng 100 USD nhưng giá dầu hiện vẫn ghi nhận tăng lên hơn 2 euro mỗi lít ở các nước khu vực đồng euro và trên 5 USD cho mỗi gallon ở Mỹ. Giá khí đốt tự nhiên cũng trở nên đắt đỏ hơn, đặc biệt là ở châu Âu, nơi giá điện đạt mức kỷ lục ở Đức và Pháp.

Giá năng lượng tăng cao lan rộng khắp các nền kinh tế vì nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và vận chuyển của các công ty.

Xung đột cũng đẩy giá lương thực tăng vọt do gián đoạn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, nhà cung cấp lúa mì và dầu hướng dương chính cho các nước trên thế giới. Hồi tháng 5, Allianz ước tính rằng giá mì ống đã tăng 19% trong khu vực đồng euro so với 18 tháng trước đó.

Tại Canada, một nhà xuất khẩu lúa mì lớn khác, mỗi gói 500 gram đã tăng thêm 60 cent trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi giá mì ăn liền ở Thái Lan, mặt hàng do nhà nước kiểm soát cũng đã tăng lần đầu tiên sau 14 năm vào tháng 8 - mức tăng 17% lên 7 bạt (4.500 đồng Việt Nam).

Giá bột ngô ở Mexico, một nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để làm bánh ngô và các món ăn khác - tăng khoảng 13% so với năm ngoái và góp phần vào lạm phát cao nhất trong vòng hai thập kỷ.

Đậu Pinto, một mặt hàng chủ lực khác của Brazil, trong tháng 8 cũng có giá cao hơn gần 23% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Khi giá ngũ cốc đắt hơn cũng đẩy giá thức ăn gia súc tăng mạnh và buộc người nông dân phải lượt tăng giá sản phẩm của họ.

Thịt lợn, loại thịt phổ biến nhất ở Trung Quốc, trong tháng 8 có giá cao hơn 22% so với cùng thời điểm năm ngoái, buộc các nhà chức trách nước này phải tính đến  khai thác nguồn thịt lợn dự trữ chiến lược lần thứ hai trong năm nay để ổn định giá cả.

Còn tại Argentina, món chả bò xay được ưa chuộng đã tăng tới 75% trong 12 tháng qua. Quốc gia Nam Mỹ này hiện là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới ở mức 56,4% trong 8 tháng đầu năm.

Tại châu Âu, giá thịt gà tăng mạnh do người chăn nuôi phải đối mặt với dịch cúm gia cầm cùng với áp lực chi phí sản xuất. Hiện giá bán buôn thịt gà đã tăng 1/3 trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà sản xuất bia không chỉ bị ảnh hưởng bởi giá ngũ cốc tăng cao mà còn do mặt hàng lon nhôm và chai thủy tinh chứa bia tăng phi mã. Hiệp hội thương mại các nhà sản xuất bia châu Âu ghi nhận mức giá vỏ bia đắt hơn 70% so với thời điểm trước xung đột Ukraine.

Theo ước tính của Bloomberg, Heineken, tập đoàn sản xuất bia lớn thứ hai thế giới, đã tăng giá trung bình 8,9% trong nửa đầu năm nay. Trong khi AB InBev, nhà sản xuất bia hàng đầu thế giới với các loại bia như Budweiser và Corona, cũng đã tăng giá 8%.

Giá giấy nguyên liệu thế giới cũng tăng cao kể từ đại dịch Covid-19 do ngành in ấn xuất bản là một quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng. Một số tờ nhật báo của Pháp đã tăng giá kể từ đầu năm nay, kéo theo nhiều tờ báo của Anh như The Sun, TimesSunday Mail, trong khi một số ông chủ đã mạnh tay cắt giảm số trang báo in. Theo dữ liệu chính thức, tại châu Âu giá báo in đã cao hơn 6,5% bắt đầu từ tháng Bảy.

(AFP; Japan Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.