Các học sinh xem phiên tòa giả định liên quan bạo lực học đường. |
Tại diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường” năm 2019 Đoàn Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh này tổ chức đã thu hút trên 500 học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tham dự. Cách làm ở đây khá công phu đó là học sinh được xem phiên tòa giả định liên quan bạo lực học đường…
Ông Nguyễn Mạnh Thắng – Thẩm phán Tòa án Nhân dân huyện Sa Pa – cho biết, phiên tòa giả định trên dựa trên những vụ án có thật xuất phát từ việc tình trạng bạo lực học đường diễn ra nóng bỏng trong thời gian hiện nay. Tuy nhiên, việc xây dựng trên mô hình sân khấu hóa tạo nên tính thực tế và thu hút các em. Qua đó, tạo nên bức tranh tổng thể về bạo lực học đường dựa trên pháp lý, luật.
Số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Như vậy, trung bình khoảng 5 ngày có một vụ việc liên quan bạo lực học đường.
Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 - 2015, xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng, trong đó hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên.
Còn thống kê của ngành công an, trong quý I/2019 đã có 310 vụ bạo lực học đường, chủ yếu là học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Những sự vụ bạo lực học đường bị phát giác chủ yếu khi có những clip xuất hiện trên mạng internet. Điều đáng nói là không chỉ có học sinh nam tham gia mà thực tế học sinh nữ đánh bạn hội đồng cũng gây hậu quả nghiêm trọng.
Clip nhóm nữ sinh đánh bạn ở Bình Dương phát tán lên mạng internet, khiến dư luận xã hội bức xúc. |
Liên quan bạo lực học đường, các em có thể phạm vào một số nhóm tội như tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe và một số nhóm tội khác như nhóm tội xâm phạm sở hữu, trộm cắp tài sản, cưỡng đoạt tài sản… - theo ông Nguyễn Mạnh Thắng – Thẩm phán Tòa án Nhân dân huyện Sa Pa. |