| Hotline: 0983.970.780

Bão Thần Sấm xóa sổ nông nghiệp Hải Nam, Trung Quốc

Chủ Nhật 20/07/2014 , 20:44 (GMT+7)

Ảnh hưởng của bão Thần Sấm với đảo Hải Nam là ‘cực kỳ trầm trọng’. Ước tính đến tối 20/7, hơn 200 huyện, xã ở Hải Nam (tương đương gần 1/2 diện tích đảo) bị ngập chìm trong mưa bão. Theo một số thông tin, thiệt hại ban đầu khoảng 1,5 tỷ USD.

Đài phát thanh trung ương Trung Quốc cho biết, bão Thần Sấm quét qua đảo Hải Nam khiến hòn đảo này gần như bị nhấn chìm trong mưa lũ. Theo một số thông tin, thiệt hại ban đầu khoảng 1,5 tỷ USD.

Tường thuật của Đài phát thanh trung ương Trung Quốc cho biết, ảnh hưởng của bão Thần Sấm với đảo Hải Nam là ‘cực kỳ trầm trọng’. Ước tính đến tối 20/7, hơn 200 huyện, xã ở Hải Nam bị ngập chìm trong mưa bão. Con số này tương đương gần một nửa diện tích đảo Hải Nam.

Các Cty du lịch Trung Quốc được khuyến cáo tạm thời chưa mở tour đến đảo Hải Nam, thời hạn mở tour trở lại cũng chưa được thông báo. Trong khi đó, chính quyền đảo Hải Nam đã phải cầu cứu các hãng hàng không trong nước đưa máy bay chở khách cỡ lớn Boeing 777 và Airbus A 330 đến vận chuyển khoảng 20.000 du khách mắc kẹt trên đảo do bão Thần Sấm.

Toàn bộ những ngôi nhà mái ngói ven biển ở Hải Nam bị bão Thần Sấm thổi bay, nhiều ngôi nhà sập hoàn toàn trước sức gió mạnh cấp 14, cấp 15 của bão.

Những người còn sống sót sau bão đối mặt cảnh màn trời chiếu đất, hầu hết gạo tích trữ đều hỏng do nước mưa. Lương thực và nước uống đều nhờ hàng cứu trợ từ chính quyền Bắc Kinh, nhưng các điểm này cách nơi dân cư sinh sống từ 7-8km.

Trang tin Chiananews nói cư dân Hải Nam đang sống nhờ bánh quy, khao khát của họ là được cứu trợ thêm lương thực, thực phẩm và nước sạch.

Cây cối trên đường phố gãy rạp, nằm chỏng chơ trên đường. Trong khi đó, xăng dầu khan hiếm, giá rau xanh tăng đột biến. Cảng Tam Á, cảng lớn nhất của đảo Hải Nam vẫn chưa thể cho tàu thuyền tiếp cận.

Cây cao su, một trong những loại cây công nghiệp chính của đảo Hải Nam hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Hiện chưa có con số thống kê chính thức về số lượng thiệt hại, nhưng các trang báo Trung Quốc dẫn lời người dân địa phương nói “hầu như toàn bộ cây cao su trên đảo bị bão Thần Sấm làm gãy đổ”.


Cao su trên đảo Hải Nam bị bão làm gãy đổ

Theo Chinanews, toàn bộ cây cao su trên đảo Hải Nam được mua bảo hiểm với tổng trị giá lên đến 142 triệu NDT. Trong đó, Cty cao su Hải Nam sẽ chịu 35% chi phí, Bộ Tài chính Trung Quốc và Sở Tài chính đảo Hải Nam chịu 65% chi phí.

Theo thống kê của tờ Tài chính Trung Quốc, cây cao su là một trong những nguồn thu quan trọng của đảo Hải Nam. Sản lượng cây cao su từ đảo này được cho là có ảnh hưởng lớn đến giá cao su trên thị trường thế giới.

Trong năm 2013, Tập đoàn cao su Hải Nam đạt doanh thu 1,17 tỷ NDT, lợi nhuận 156 triệu NDT.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm