| Hotline: 0983.970.780

Bất động sản là kênh giữ tiền hiệu quả trong 'tâm bão' Covid-19

Thứ Năm 20/05/2021 , 08:59 (GMT+7)

Dịch Covid-19 khiến các Nhà đầu tư coi không thể hoạt động các ngành kinh doanh truyền thống và thay vào đó đã đổ tiền vào bất động sản.

Bất động sản tiếp tục được xem là kênh đầu tư hút dòng tiền trong năm 2021.

Bất động sản tiếp tục được xem là kênh đầu tư hút dòng tiền trong năm 2021.

Tháng 4/2021, đại dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát trở lại lần thứ 4 đã tiếp tục gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho thị trường và nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang có xu hướng thoái vốn và rút dần khỏi nhiều ngành kinh doanh truyền thống, thay vào đó là chuyển dòng vốn đầu tư vào bất động sản.

Bất động sản vẫn hút dòng tiền trong mùa dịch Covid-19

Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng người nghi nhiễm đã tăng theo cấp số nhân.Số liệu của Bộ Y tế cho biết, tính đến 6h ngày 19/5, Việt Nam có tổng cộng 3.072 ca ghi nhận trong nước và 1.471 ca nhập cảnh, riêng từ 27/4 đến nay  ghi  nhận 1.502 ca mắc mới.

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế đất nước chứng kiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh chưa kịp phục hồi, lãi tiết kiệm ngân hàng còn ở mức thấp, dòng tiền chứng khoán tồn tại nhiều rủi ro, giá vàng tăng giảm khó lường.

Theo thống kê,trong tháng 03/2021, lãi suất huy động tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn dài không quá 5,5%/năm, giảm khoảng 0,5%/năm so với trước Tết Tân Sửu 2021 ở cả khối ngân hàng có vốn nhà nước và ngân hàng tư nhân. Điều này cũng khiến cho dòng tiền nhàn rỗi tìm đến các kênh đầu tư khác, trong đó có bất động sản (BĐS).

Được xem là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn trong thời điểm hiện tại, BĐS có lợi thế khi những đề án sửa đổi luật nhà đất được hoàn thiện trong năm 2021. Một số chính sách pháp lý chính thức có hiệu lực trong năm 2021 như Luật đầu tư 2020, Luật xây dựng sửa đổi 2020, Thông tư 21/2019/TT-BXD, Nghị định 148/2020/NĐ-CP sẽ giúp thị trường BĐS hoạt động minh bạch hơn. Các điểm nghẽn về pháp lý cho các dự án BĐS được khơi thông và bức tranh kinh tế vĩ mô xuất hiện nhiều gam màu tươi sáng hơn.

Bất động sản tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong 3 tháng đầu năm 2021, thị trường BĐS tại nhiều địa phương đã xảy ra những cơn sốt đất cục bộ với mức tăng tới vài chục phần trăm, thậm chí vài trăm phần trăm như: Lương Sơn (Hòa Bình), Gia Viễn (Ninh Bình), Thủ Đức (TPHCM), Hớn Quản (Bình Phước)…

Mặc dù vậy, các chuyên gia nhận định thị trường BĐS 2021 tăng trưởng ổn định, khó có thể xảy ra nguy cơ “bong bóng” trong những tháng tiếp theo. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, năm 2021, giá nhà sẽ tiếp tục tăng khoảng 10% so với năm 2020.

Các chuyên gia dự báo, thị trường BĐS sẽ có nhiều khởi sắc tích cực trong năm nay.

Các chuyên gia dự báo, thị trường BĐS sẽ có nhiều khởi sắc tích cực trong năm nay.

Sự kiểm soát tốt dịch bệnh của Nhà nước cũng là yếu tố lạc quan cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6.8% trong năm 2021 – mức tăng trưởng thuộc hàng đầu thế giới. Điều này mang đến triển vọng, cơ hội và nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS.

Bên cạnh đó, việc tháo gỡ những nút thắt trong chính sách BĐS, khả năng phục hồi kinh tế, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam và lãi suất giảm cũng chính là những yếu tố tích cực tạo xung lực phát triển cho thị trường BĐS.

Phân khúc đất nền được ưu tiên lựa chọn

Theo dự báo thị trường năm 2021, phân khúc đất nền tiếp tục được lựa chọn, tập trung ở các tỉnh giáp ranh thủ đô Hà Nội, bởi thực tếchứng minh, trong giai đoạn thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, giá phân khúc này vẫn có xu hướng tăng.

Với vị trí “cửa ngõ” thủ đô Hà Nội, chỉ cách khoảng 70 km, cùng đường cao tốc nối dài các tỉnh,hệ thống hạ tầng kết nối ngày càng đồng bộ và thuận tiện khiến giá đất tạiThái Nguyên tăng gấp nhiều lần trong vòng 2 năm trở lại đây. Địa phương đãcó sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp BĐS lớn, uy tín trên thị trường, nổi bật như Danko Group với khu đô thị Danko City.

Dự án KĐT Danko City của CĐT Danko Group tại Thái Nguyên.

Dự án KĐT Danko City của CĐT Danko Group tại Thái Nguyên.

Danko City có quy mô 50ha với các loại hình sản phẩm: shophouse, biệt thự, liền kề. Với mật độ xây dựng chỉ 37% và kiến trúc châu Âu giàu thẩm mỹ, cảm xúc, dự án đã và đangtrở thành một điểm đến giải trí, văn hóa hàng đầu tại Thái Nguyên.

Được quy hoạch bài bản với nhiều phân khu chức năng, sở hữu chuỗi tiện ích độc quyền như trung tâm thương mại 5 sao Danko Plaza, Tháp biểu tượng Victory trong KĐT lớn nhất Việt Nam, Quảng trường Vitoria lớn nhất Việt Nam, Sân khấu nhạc nước lớn nhất miền Bắc Việt Nam, bể bơi phong cách resort, hồ Mắt Rồng tự nhiên.., cùng tiến độ thi công thần tốc, đảm bảo chất lượng, Danko City đang là dự án thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Thông tin chi tiết liên hệ:

Danko Group – Chủ đầu tư dự án – Tầng 1, tòa C6, đường Trần Hữu Dực, KĐT Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Homevina Group, Hừng Đông Group, SunTimes Group, Summit Group, Bình Nguyên Group, The Light Group – Các đơn vị tư vấn và phát triển dự án

Hotline: 1900 3135

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm