Loài rùa Hoàn Kiếm (còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei) được các nhà khoa học đưa vào danh sách 100 loài quý hiếm nhất trên trái đất vào năm 2012 và là loài rùa độc đáo, có duy nhất tại châu Á.
Ngoài ý nghĩa quan trọng về bảo tồn, rùa Hoàn Kiếm từ lâu gắn bó với đời sống văn hóa, tâm linh của người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Loài rùa này đã sống trong hồ Hoàn Kiếm trong thời kỳ lịch sử dài, gắn liền với truyền thuyết của Anh hùng Lê Lợi sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm đã trả lại thanh gươm báu cho thần rùa.
Vì vậy, ngoài ý nghĩa quan trọng về bảo tồn, rùa Hoàn Kiếm còn là biểu tượng văn hóa và niềm tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, quá trình bị săn bắt và môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, rùa Hoàn Kiếm giảm dần số lượng và bên bờ tuyệt chủng.
Sau khi cá thể rùa ở hồ Hoàn Kiếm chết vào năm 2016 và cá thể ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc chết vào tháng 4/2019, chỉ có 3 cá thể của loài được biết đến còn tồn tại. Một cá thể đực tại Vườn thú Tô Châu, trong khi Việt Nam có 2 cá thể - một ở hồ Đồng Mô được tìm thấy vào năm 2007 và một cá thể ở hồ Xuân Khanh (Hà Nội) được xác nhận vào tháng 4/2018 bằng kỹ thuật gen môi trường (eDNA) hiện đại.
Nhóm nghiên cứu của Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) đã làm việc không ngừng nghỉ và có đóng góp đáng kế để tìm ra hai cá thể rùa này.
Hiểu được giá trị của việc bảo tồn rùa Hoàn Kiếm, Danko Group đã tài trợ 1 tỷ đồng cho Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) đẩy mạnh công tác bảo tồn loài rùa quý hiếm này tại Việt Nam.
Danko Group hy vọng với sự hợp tác này sẽ truyền cảm hứng về việc bảo tồn loài mà còn mở ra cơ hội để giá trị nhân văn trong truyền thuyết Hồ Gươm còn tiếp diễn ở hiện tại và tương lai.