| Hotline: 0983.970.780

Bắt quả tang cơ sở giết mổ lợn ốm, chết

Thứ Tư 24/03/2010 , 08:00 (GMT+7)

PV NNVN đã ăn dầm ở dề 2 ngày tại thôn Hoằng, xã Lạc Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) để “bắt tận tay, day tận trán” cơ sở giết mổ bất nhân này. Nhờ hóa thân phục kích, chúng tôi đã đột nhập thành công.

PV NNVN đã ăn dầm ở dề 2 ngày tại thôn Hoằng, xã Lạc Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) để “bắt tận tay, day tận trán” cơ sở giết mổ bất nhân này. Nhờ hóa thân phục kích, chúng tôi đã đột nhập thành công.

Mẹ con chị Lan đang chế biến, phù phép lợn bệnh thành lợn sạch.

LÒ MỔ “PHÙ THỦY”

Sáng 21/3, có mặt tại ngã ba huyện Văn Lâm đoạn giao nhau với UBND xã Lạc Đạo. Điều khiến chúng tôi vô cùng sửng sốt là những chiếc xe máy chở lợn ốm chết chạy dập dìu trên đường. Một số lợn nhỏ được cho vào bao tải, số còn lại vô tư nằm vắt vểu phía sau giá đèo hàng. Để ý kĩ, chúng tôi nhận thấy có một vài lái buôn, họ chở lợn về từ nhiều hướng, tất cả đều mất hút vào làng Hoằng, xã Lạc Đạo.

Bám theo một chiếc xe máy chở ba chú lợn choai choai miệng sùi bọt mép, da đã tím tái chúng tôi thấy chiếc xe lao như tên bắn vào một căn nhà ba tầng kiến trúc Thái Lan khang trang có lẽ vào bậc nhất vùng. Đi dò hỏi những người dân xung quanh được biết nơi mà chiếc xe máy chở lợn ốm vừa phi vào là nhà Đào Văn Hóa và vợ là Sái Thị Lan làm nghề thịt lợn ốm chết đã có thâm niên hơn 10 năm. Chúng tôi đã quyết định đột nhập lò “phù phép” lợn ốm chết thành đặc sản này.

Khi đã đếm được hơn 10 lượt xe máy chở lợn vào nhà Hóa từ đêm hôm trước đến trưa ngày hôm sau, chiều 22/3 chúng tôi dùng biện pháp nghiệp vụ để tiếp cận lò “tôi luyện” lợn ốm chết. Hình ảnh những con lợn ngắc ngoải, lợn chết, lợn đã chế biến nằm ngổn ngang lên nhau khiến chúng tôi chỉ muốn nôn ọe. Với chiếc dép dính đầy phân lợn, con trai anh Hóa vô tư dẫm lên đống thịt vừa mổ xong. Tất cả đều được vứt la liệt ra nền đất bẩn thỉu.

Ít ai có thể ngờ rằng, chỉ trước đây vài giờ thôi, những con lợn vàng rộm kia là lợn ốm, chết đã trương phềnh cả bụng. Vậy mà chỉ sau vài công đoạn “tôi” qua rơm của Hóa chúng bỗng vàng rộm một cách lạ thường. Tại thời điểm chúng tôi có mặt, trước sân nhà Hóa trong lồng sắt còn một con lợn chừng 20 kg đang thở hổn hển, miệng sùi bọt mép, da tím tái và có nhiều nốt đỏ, biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng. Bên cạnh, vô số những chú lợn choai choai đã được chế biến xong cùng đống lòng, dạ dày, tim, cật bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng kéo đến đông đặc, ù ù như... máy bay trực thăng.

Khoảng một tiếng sau, có rất nhiều lái buôn đến tận anh Hóa cất nội tạng mang lên Hà Nội tiêu thụ. Nhẩm tính, bình quân mỗi ngày lò mổ “phù thủy” này mổ, “bôi son trát phấn” từ 15 - 20 con lợn ốm chết thành lợn lành lặn, thơm ngon. Người dân nơi đây bức xúc cho biết, có những hôm Hóa đốt rơm thui lợn khói mù mịt cả làng từ sáng sớm đến tối vẫn chưa hết số lợn ốm chết chở đến kìn kìn. Cứ đến mùa hè là gia đình Hóa nhập lợn ít hơn bình thường, bởi thời gian này sinh viên nghỉ hè nên các quán cơm tại Hà Nội ế ẩm. Để tránh lãng phí thời gian, Hóa huy động cả nhà đi khắp làng xin rơm về phơi kín đường để thui dần lợn ốm chết.

NHẬN TỘI... NHƯNG KHÔNG HỐI CẢI

Nhận thấy việc làm của gia đình Đào Văn Hóa - Sái Thị Lan là sai phạm vô cùng nghiêm trọng, chúng tôi lập tức liên hệ với ông Sái Văn Bần - Phó Chủ tịch xã Lạc Đạo cùng Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Văn Lâm, Lê Văn Sơ để thông báo sự việc. Lập tức ông Bần cùng một đồng chí công an viên đưa giấy mời triệu tập gấp gia đình Hóa ra UBND xã làm việc. Đợi mãi không thấy cặp vợ chồng “phù thủy” ra, công an phải vào tận nhà “tháp tùng”.

Sau một thời gian đấu tranh quyết liệt, cộng với những bằng chứng thuyết phục mà phóng viên đưa ra, cuối cùng Đào Văn Hóa và vợ là Sái Thị Lan đã phải kí vào biên bản thừa nhận việc mua bán, vận chuyển, chế biến lợn ốm chết không rõ nguồn gốc của mình.

Hóa cho biết là thường mua lợn ở các trang trại và hộ dân trong vùng. Vị đồ tể ranh ma này để số điện thoại khắp nơi, nếu gia đình nào có lợn ốm chết thì điện thoại, Hóa sẽ đến tận nơi thu mua bất kể số lượng ít hay nhiều. Hóa bảo vì “thương dân” nên làm việc này “giúp” dân là chính. Sau khi mua lợn về Hóa sẽ tiến hành “lột xác” cho những chú lợn xấu số. Bất kể lợn còn ngắc ngoải hay đã chết Hóa đều đem lợn thui qua rơm, rồi tiến hành tẩy rửa, “trang điểm” cho thật bắt mắt. Sau đó lợn sẽ được chặt thành miếng và đem đi phân phối khắp nơi. Theo tìm hiểu của chúng tôi vì lợn đã bị thui nên chỉ có thể chế biến thành lợn quay, thịt giả cầy, thịt kho tàu và thịt rựa mận.

Khi lực lượng chức năng yêu cầu vợ chồng Hóa ký vào biên bản thì vợ Hóa nhảy dựng lên. “Ở làng này còn nhiều nhà khác cũng mua lợn ốm chết như nhà tôi sao chỉ mỗi mình nhà tôi bị bắt?”. Câu hỏi thật lòng của Lan một lần nữa khiến chúng tôi phải giật mình. Như vậy, nghĩa là ngoài gia đình Hóa - Lan, tại làng Hoằng vẫn còn những cơ sở khác làm cái nghề trái với lương tâm này.

Mặc dù đã kí vào biên bản cam kết không tái phạm, nhưng trên quãng đường từ phòng làm việc ra cổng UBND xã Lạc Đạo, vợ chồng Hóa không ngừng bám sát và nài nỉ phóng viên vào nhà nói chuyện “tình cảm”. Hành vi mờ ám của vợ chồng Hóa cho thấy, họ vẫn chưa muốn dừng cuộc làm giàu phi pháp tại đây.

Ông Sái Văn Bần - Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Đạo:

“Xã cũng đã nghe được phản ánh của người dân về việc có một số hộ tại làng Hoằng chuyên thu mua, chế biến lợn ốm chết. Trước đây, chúng tôi đã cử cán bộ đến nhắc nhở. Sau sự việc ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cử lực lượng giám sát, điều tra thêm. Nếu gia đình anh Hóa vẫn tiếp tục vi phạm thì chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý cứng rắn hơn”.

Ông Lê Văn Sơ - Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Văn Lâm:

“Chúng tôi rất cảm ơn phóng viên và quý báo đã kịp thời nắm bắt và báo thông tin cho cơ quan thú y của huyện. Do lực lượng của chúng tôi rất mỏng nên công tác xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm