| Hotline: 0983.970.780

Bệnh mốc sương cây cà chua

Thứ Sáu 21/03/2014 , 11:45 (GMT+7)

Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm trên các cây họ cà. Bệnh gây ra do nấm có tên khoa học là Phytophthora infestans. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại trên lá, thân và trái.

Trên lá: Đầu tiên ta thấy mặt trên lá có các đốm màu nâu, viền xanh nhạt, dần dần các đốm bệnh lan rộng và liên kết lại khiến lá khô và chết, quan sát mặt dưới lá, nơi rìa vết bệnh thấy có mốc trắng, do vậy mà được gọi là bệnh mốc sương.

Trên thân: Lúc đầu ta thấy có các vết bệnh nhỏ màu nâu, hơi sũng nước, sau lan rộng bao quanh thân và kéo dài dọc theo thân làm thân cây dòn, dễ gãy.

Trên hoa: Vết bệnh có triệu chứng tương tự xuất hiện làm hoa rụng. Ngoài lá, thân và hoa, ta còn thấy bệnh xuất hiện trên trái với các đốm màu xám, sau chuyển sang màu nâu, vết bệnh lúc đầu hơi cứng, sau mềm và thối nhũng, bệnh nặng có thể lan ra cả trái.

12-26-12_anh-1-bai-10-moc-suong-ca-chua12-26-12_anh-2-bai-10-moc-suong-caphe

Để chuẩn đoán nhanh bệnh, ta có thể lấy một lá mà ta nghi ngờ nhiễm bệnh ta cho vào một bao nylon cho ít nước, xong cột lại, nếu đúng là bệnh cháy lá thì sau 1 - 2 ngày ta sẽ thấy mặt dưới lá nơi rìa vết bệnh sẽ có các nấm mốc trắng xuất hiện.

Bệnh có liên quan đến yếu tố thời tiết và đất đai, trời ẩm thấp, nhiều sương mù, mưa dầm, cây ướt sũng nước, ruộng thoát thủy kém, đất thấp, nặng, ít bón hữu cơ hay tập quán bón đạm nhiều, bón muộn, bón không cân đối với K và P… khiến bệnh dễ xảy ra.

Phòng trị: Nên áp dụng các biện pháp tổng hợp dùng giống kháng. Vệ sinh đồng ruộng vì nguồn bệnh nằm trong tàn dư thực vật có khả năng phát tán đi rất xa. Cây, lá, trái bị bệnh phải đựơc thu gom và tiêu huỷ cẩn thận. Trồng thưa, làm giàn tạo tán cẩn thận, luống bố trí theo hướng có nhiều ánh sáng nhất (luống Đông - Tây).

Ngoài ra cần thăm đồng thường xuyên và phun thuốc sớm khi bệnh mới phát hiện bằng các loại thuốc đặc trị như Mexyl MZ 72WP, Alpine 80WG, Dipomat 80WP. Khi bệnh chưa xuất hiện có thể phun phòng bằng thuốc gốc đồng. Nên phun sớm khi bệnh mới xuất hiện, phun kỹ hai mặt lá, do bệnh xảy ra trong mùa mưa nên chú ý phun khi rời khô ráo và pha thêm chất bám dính.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.