| Hotline: 0983.970.780

BỆNH NẤM HỒNG HẠI CÀ PHÊ

Thứ Ba 28/08/2012 , 13:24 (GMT+7)

Bên cạnh rệp sáp, ve sầu, mọt đục cành, sâu đục thân, đục quả, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư... thì bệnh nấm hồng cũng là một đối tượng gây hại khá phổ biến trên cây cà phê ở nước ta.

Bên cạnh rệp sáp, ve sầu, mọt đục cành, sâu đục thân, đục quả, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư... thì bệnh nấm hồng cũng là một đối tượng gây hại khá phổ biến trên cây cà phê ở nước ta.

Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra, bệnh thường phát sinh trên cành, gần nơi phân cành giáp với thân hoặc những cành mọc ngang. Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm màu phớt hồng, nhẵn. Về sau dày lên và chuyển dần sang màu hồng, trên mặt vết bệnh có một lớp bào tử nấm màu hồng nhạt rất mịn. Khi vết bệnh cũ màu hồng sẽ chuyển dần sang trắng xám.

Gặp thời tiết thuận lợi, vết bệnh sẽ phát triển rộng dần (chạy dọc theo cành, có khi dài tới vài tấc và dần dần bao bọc hết chu vi của cành). Đồng thời với quá trình lan rộng của vết bệnh, nấm ký sinh còn xâm nhập vào bên dưới lớp vỏ phá hại mạch dẫn và thượng tầng làm chết vỏ cây, làm lá phía trên chỗ bị bệnh bị úa vàng và rụng, trái bị rụng non, cuối cùng cành sẽ bị chết khô do nước và dinh dưỡng không vận chuyển được lên phía trên để nuôi những bộ phận này (phần vỏ chỗ bị bệnh có thể bị nứt và chảy nhựa), ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà phê.

Do yêu cầu phải có nhiệt độ và ẩm độ cao để sinh sản và phát triển, nên bệnh thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa mưa.

Qua quan sát một số vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên cho thấy những vườn cà phê trồng dày, không thường xuyên vệ sinh vườn tỉa bỏ những cành lá phía dưới hoặc nằm khuất bên trong tán, khiến vườn rậm rạp; những vườn trồng gần các lô cao su; những vườn nằm thấp dưới các thung lũng hoặc dọc theo suối sâu nơi có ẩm độ cao, thiếu ánh nắng trực tiếp và ít thông thoáng… thường bị bệnh gây hại nhiều.

Ngoài cà phê, bệnh còn gây hại nhiều cây khác như cao su, xoài, sầu riêng, mãng cầu, nhãn, cam quýt, chanh, bưởi…nên việc phòng trị bệnh cho cây cà phê đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do nguồn bệnh có rất sẵn trong tự nhiên.

Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

-Không trồng cà phê quá dày, thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái…để vườn luôn thông thoáng, khô ráo.

-Trong vườn phải có hệ thống thoát nước, để giảm ẩm ướt trong mùa mưa.

-Phải kiểm tra vườn cà phê thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa) để phát hiệm sớm và sử dụng thuốc phòng trị bệnh kịp thời.

Khi kiểm tra, nếu thấy vết bệnh mới xuất hiện ít trên các cành lớn gần thân, bà con có thể sử dụng 50ml thuốc Saizole 5SC pha với một lít nước, rồi quét dung dịch thuốc này lên chỗ bị bệnh (quét 2 lần, cách nhau khoảng 7-10 ngày).

Nếu thấy bệnh phát sinh nhiều trên cả các cành nhỏ thì bà con pha 80ml thuốc Saizole 5SC/bình 16 lít (trường hợp cần số lượng nhiều, thì cứ 100 lít nước bà con pha 500ml thuốc). Pha xong, phun 500-600 lít nước thuốc đã pha/ha. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần cho đến khi bệnh ngưng phát triển.

Để tăng thêm độ bám dính và loang trải của thuốc, bà con nên pha thêm 0,2% dầu khoáng SK Enspray 99EC (so với tổng lượng nước thuốc đã pha). Muốn hiệu quả phòng trị cao, bà con nên vận động nhiều chủ vườn xung quanh cùng phun thuốc trên diện rộng, để hạn chế bệnh lây lan.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất