| Hotline: 0983.970.780

Bệnh vàng lá chín sớm hại lúa

Thứ Ba 15/11/2011 , 10:57 (GMT+7)

Bệnh xuất hiện ở các tỉnh phía Nam cuối những năm 1980, sau một thời gian rất ngắn bệnh đã phát triển rất nhanh và gây hại đáng kể cho nghề trồng lúa của các tỉnh Nam bộ. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều từ khi lúa đòng - trỗ trở đi và nặng nhất vào lúc gần cuối vụ.

Về nguyên nhân gây bệnh, có ý kiến cho là do nấm Curvularia sp. gây ra, ý kiến khác lại cho là do vi khuẩn Pseudomonas setariae...

Bệnh thường tấn công những lá phía dưới trước, sau đó lan dần lên các lá phía trên. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ có màu xanh úng hay vàng nhạt sau đó chuyển dần sang màu vàng cam và lớn dần, kéo dài thành một vệt dọc theo phiến lá đi dần lên phía chóp lá (nhìn giống như có ai đó cầm cây bút lông có mực màu vàng cam chấm một điểm vào phiến lá rồi kéo ngược ngòi bút  lên phía chóp lá, tạo thành một vệt vàng cam trên phiến lá). Khi mới nhiễm, vết bệnh vẫn còn tươi, nhưng càng về sau vết bệnh càng trở lên khô cháy, nếu nặng sẽ làm cho toàn bộ lá bị khô rạc đi trước khi lúa chín làm hạt lúa trỗ ra bị lép lửng nhiều, vì thế bệnh được gọi là "vàng lá chín sớm".

Ở giai đoạn đầu của cây lúa, nếu được phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng trị sớm, bệnh sẽ ít hoặc không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tuy nhiên nếu không phòng trị kịp thời để bệnh phát triển và gây hại mạnh, đặc biệt nếu để bệnh “leo” lên đến lá đòng, làm bộ lá bị khô cháy thì tỷ lệ lép lửng sẽ rất cao, gây thất thu năng suất nghiêm trọng.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, những điều kiện về dinh dưỡng, về tình hình sinh trưởng của cây lúa… thuận lợi cho bệnh đạo ôn và đốm vằn, thì thường cũng là những điều kiện thuận lợi cho bệnh vàng lá chín sớm phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.

Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp một cách đồng bộ và hợp lý những biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, sau đây là những biện pháp chính:

- Nếu điều kiện cho phép nên cày ải phơi đất, làm cho đất thông thoáng, giúp phân huỷ chất hữu cơ trong đất, hạn chế chất độc gây hại cho bộ rễ của cây lúa.

- Nên sử dụng những giống ít nhiễm bệnh có bộ lá dày, cứng cây, ít đổ ngã.

- Trước khi ngâm ủ, nên xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong dung dịch thuốc Carbenzim 500FL pha nồng độ 0,3% (tức cứ 30ml thuốc pha trong 10 lít nước) trong 24-36 giờ, sau đó vớt ra đãi sạch rồi ngâm ủ bình thường.

- Không nên gieo sạ lúa quá dày, tốt nhất dùng máy sạ hàng sạ với lượng giống khoảng 70-80 kg cho một ha là vừa.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Ngoài phân hóa học, phân hữu cơ, những chân ruộng bị phèn nên bón thêm vôi để nâng thêm độ pH cho đất.

- Thăm đồng thường xuyên, nhất là từ khi lúa làm đòng trở đi để phát hiện sớm và phun xịt thuốc phòng trị bệnh kịp thời. Khi phát hiện bệnh, có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Pysaigon 50WP (pha 40gram thuốc/bình16 lít), Carbenzim 500FL (pha 20ml thuốc/bình 16 lít) hoặc Mexyl MZ 72WP (pha 60-70gram thuốc/bình 16 lít). Pha xong, phun từ 2-2,5 bình cho 1.000m2.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất