| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết sống tỉnh thức có thể được kiến tạo trong 8 ngày?

Thứ Ba 23/05/2023 , 10:26 (GMT+7)

‘Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày’ là tấm bản đồ cần thiết dẫn dắt con người làm quen với lối sống tỉnh thức bằng chánh niệm và lòng yêu thương.

Cuốn sách 'Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày'.

Cuốn sách "Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày".

“Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày” được viết bởi tiến sĩ Tiến sĩ Kathirasan K, một chuyên gia giảng dạy về chánh niệm. “Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày” bàn về đề tài hiểu và thực hành sống tỉnh thức. “Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày” như một cuốn cẩm nang tinh giản giúp mỗi người có cái nhìn đúng đắn hơn về thiền chánh niệm, cũng như có một “thái độ hành thiền” đúng trên hành trình bước vào thế giới chánh niệm.

Với những đoạn trích dẫn được tuyển chọn kỹ càng, những lời khích lệ đầy trí tuệ của các bậc vĩ nhân kết hợp cùng những bài tập dễ thực hiện sau mỗi ngày thực hành, “Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày” đánh thức mọi giác quan và làm dịu tâm trí độc giả. Đồng thời giúp độc giả rộng mở trái tim để hướng đến một lối sống được nuôi dưỡng lâu dài và bền vững hơn.

Đi qua 8 chương sách tương ứng với 8 ngày thực hành, độc giả học cách sống trọn vẹn giây phút hiện tại thông qua việc xem xét lại và nhìn nhận đúng đắn ý nghĩa thật sự của chánh niệm cùng những khái niệm có liên quan như “sự chú tâm”, “một thái độ lành mạnh”, “cái nhìn không phán xét”, “cái vai tôi đang mang không phải là tôi”, “trạng thái đang-là”, “người chứng kiến” …

8 ngày tương ứng với 8 bài thực hành giúp chúng ta chọn ra cho mình những phương thức phù hợp để áp dụng hằng ngày, bao gồm: nhận biết với lòng hiếu kỳ, quét cơ thể, chánh niệm hơi thở, ăn trong chánh niệm, đi trong chánh niệm, thiền ngồi, chuyển động trong chánh niệm, thiền tâm từ.

Từ sự hiểu biết đúng đắn và trải nghiệm thực hành chánh niệm nói trên, bạn sẽ nhận ra điều gì thật sự quan trọng trong cuộc sống, cũng như ý nghĩa thật sự của sự thành công, thất bại, sự căng thẳng, nỗi đau và niềm vui. Bằng việc thấu hiểu nội tâm, con người đích thực của mình, bạn có thể đối diện với mọi khía cạnh trong cuộc sống, như việc nuôi nấng con cái, chăm sóc gia đình, sự thành công trong công việc, hoặc đời sống tinh thần, bằng sự tự chủ và sức mạnh nội tâm.

Vừa qua, tại trường Đại học Fulbright Việt Nam, TP.HCM, tiến sĩ Kathirasan K cho biết, lần đầu tiên ông biết đến chánh niệm và thiền là vào cuối những năm 90, nhờ một vị thầy sống trên dãy Himalaya.

Thời điểm đó, Kathirasan K cảm thấy bản thân là một người không hạnh phúc. Vì quá cố gắng đương đầu với những thách thức trong cuộc sống mà ông rơi vào trạng thái “luôn muốn được nhiều hơn”. Ông nhớ lại: “Suốt thời gian đó, tôi không còn biết mình là ai, hay là gì. Mọi thứ tôi biết về bản thân mình đều dựa trên thang giá trị mà những người xung quanh đặt ra”.

May mắn cho Kathirasan K là tất cả những điều trên đã thay đổi sau khi ông biết đến chánh niệm và bắt đầu thực hành lối sống tỉnh thức. Hành trình chuyển hóa này đã giúp ông “sống” hạnh phúc hơn, trở nên tự-nhận-biết-chính-mình, cũng như yêu thương bản thân và mọi người nhiều hơn.

Những thay đổi này cũng chính là cơ duyên dẫn dắt Kathirasan K bước vào công việc hướng dẫn thực hành chánh niệm. Tuy nhiên, sau đó, ông phát hiện ra có nhiều người, thay vì tìm thấy sự bình an và hạnh phúc trong chánh niệm, thì họ lại xem chánh niệm như một phương thuốc giúp chữa lành nỗi đau, hoặc như một cách để loại bỏ những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Khi hết đau, họ ngưng sử dụng chúng.

Và Kathirasan K muốn thay đổi quan niệm này. Đó là bên cạnh việc chữa lành nỗi đau, chánh niệm còn là một liệu pháp tâm lý giúp ngăn ngừa bệnh tật mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng hằng ngày, giống như việc chúng ta tập thể dục để nâng cao, bảo vệ sức khỏe.

Tiến sĩ Kathirasan K giới thiệu tác phẩm tâm đắc với công chúng Việt Nam.

Tiến sĩ Kathirasan K giới thiệu tác phẩm tâm đắc với công chúng Việt Nam.

Từ trải nghiệm lối sống tỉnh thức đã giúp thay đổi cuộc đời mình, cùng những kinh nghiệm thiết thực được tinh chỉnh sau nhiều khóa thiền mà Kathirasan K từng dẫn dắt, ông đã dành 13 ngày để viết nên quyển sách “Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày” nhằm chia sẻ cho mọi người tìm thấy sự bình an và hạnh phúc.

Tiến sĩ Kathirasan K khẳng định: “Chánh niệm vốn là một phần của nền văn hóa châu Á, trong đó có Việt Nam, nên tôi cảm thấy mình chưa tạo ra điều gì mới mẻ. Thay vào đó, thông qua ‘Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày’, tôi cố gắng đưa ra một góc nhìn mới trong khái niệm và triết lý về chánh niệm cho những ai chưa được tiếp cận góc nhìn đầy đủ về hình thức thiền định này”

8 ngày nghe có vẻ ngắn ngủi nhưng với những ai chưa quen với việc thực hành thiền chánh niệm, Kathirasan K khuyên rằng không cần thực hành “liền tù tì” các bài tập mà chỉ cần học cách nhận biết và trân trọng từng phút giây hiện tại. Bởi lẽ, chánh niệm là cách chúng ta nuôi dưỡng thói quen nhận biết khoảnh khắc hiện tại, sao cho chúng ta có thể đối diện với chính mình và người khác bằng sự tử tế và lòng yêu thương.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm