| Hotline: 0983.970.780

Bí thư huyện Đại Từ bị tố cáo: Bằng chứng giao dịch hàng chục tỉ đồng!

Thứ Năm 30/07/2020 , 09:22 (GMT+7)

Nhiều phiếu chuyển tiền vào tài khoản mang tên Đàm Hương Huệ tại ngân hàng Techcombank huyện Đại Từ, mỗi lần chuyển số tiền dao động từ 2 đến 5 tỉ đồng…

Bị chèn ép, công ty Yên Phước làm đơn tố cáo Bí thư huyện ủy Đại Từ, Thái Nguyên.

Bị chèn ép, công ty Yên Phước làm đơn tố cáo Bí thư huyện ủy Đại Từ, Thái Nguyên.

Lạm quyền

Theo đơn tố cáo của bà Châu Thị Mỹ Linh - Tổng Giám đốc công ty Yên Phước có địa chỉ trụ sở tại xóm Nhất Trí, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, hiện là chủ đầu tư khai thác, kinh doanh mỏ than Minh Tiến ở xã Minh Tiến, xã Na Mao, huyện Đại Từ, thì ông Lê Kim Phúc, Bí thư huyện Đại Từ, có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong khi thi hành công vụ…

Bà Linh cho rằng ông Lê Kim Phúc đã dùng ảnh hưởng của mình tác động, gây áp lực, can thiệp sâu vào việc kinh doanh của công ty Yên Phước, yêu cầu phải dành việc khai thác, vận chuyển cho “sân sau” của ông Phúc là bà Đàm Hương Huệ, có địa chỉ ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ.

Bù lại, ông Phúc sẽ “bảo kê” vận chuyển than từ mỏ qua cầu Đập Tràn Cây Biêu ở xã Phú Cường, huyện Đại Từ sẽ không bị chặn kiểm tra (vì cầu Đập Tràn Cây Biêu chỉ tải trọng 13 tấn). Trước sức ép từ phía ông Phúc, công ty Yên Phước đã phải yêu cầu đơn vị đang khai thác là công ty Đông Bắc Hải Dương để cho bà Huệ vận chuyển than, “xít” (quặng tạp).

Biên bản đối chiếu công nợ của công ty Đông Bắc Hải Dương với bà Đàm Hương Huệ.

Biên bản đối chiếu công nợ của công ty Đông Bắc Hải Dương với bà Đàm Hương Huệ.

Chỉ trong một thời gian ngắn số tiền giao dịch với bà Huệ đã lên tới vài chục tỉ đồng. Ngày 29/2/2020, công ty Đông Bắc Hải Dương là doanh nghiệp vận chuyển khai thác cho công ty Yên Phước đã kí Biên bản đối chiếu công nợ với bà Đàm Hương Huệ xác nhận còn nợ bà Huệ trên 17 tỉ đồng.

Nhiều phiếu chuyển tiền vào tài khoản mang tên Đàm Thị Huệ tại ngân hàng Techcombank huyện Đại Từ với số tiền dao động từ 2 đến 5 tỉ đồng…

Nhiều phiếu chuyển tiền vào tài khoản mang tên Đàm Thị Huệ tại ngân hàng Techcombank huyện Đại Từ với số tiền dao động từ 2 đến 5 tỉ đồng…

Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản của bà Huệ tại ngân hàng Techcombank huyện Đại từ: Ngày 23/10/2019, trả 2 tỉ đồng từ tài khoản của bà Lê Thị Hải Ninh tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh; ngày 23/12/2019 trả 1 tỉ đồng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh; ngày 21/1/2020 trả thêm 5 tỉ đồng tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh….

Em gái “mưa”

Vậy bà Đàm Hương Huệ là ai và có quan hệ như thế nào đối với ông Lê Kim Phúc, Bí thư huyện Đại Từ? Theo tìm hiểu của báo Nông nghiệp Việt Nam thì bà Huệ từng là nhân viên của mỏ than Núi Hồng, thuộc huyện Đại Từ.

Bản thân bà Huệ cũng đứng tên đại diện pháp luật cho công ty TNHH Thương mại và dịch vụ vận tải Uyên Hiển.

Đứng tên Giám đốc một doanh nghiệp nhưng bà Huệ lại giao dịch tiền tỉ bằng tài khoản cá nhân.

Đứng tên Giám đốc một doanh nghiệp nhưng bà Huệ lại giao dịch tiền tỉ bằng tài khoản cá nhân.

Ở huyện Đại Từ, bà Huệ đi đâu cũng rêu rao rằng mình có mối quan hệ “thân tình” với ông Lê Kim Phúc – Bí thư huyện Đại Từ và ông Phúc lúc nào cũng coi bà Huệ như “em gái”.

Trong đoạn ghi âm trao đổi điện thoại với đại diện công ty Đông Bắc Hải Dương, bà Huệ còn khẳng định đang cầm của ông Phúc số tiền 15 tỉ đồng.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam xin đăng tải nguyên văn nội dung ghi âm cuộc điện thoại của bà Huệ với đại diện công ty Đông Bắc Hải Dương để bạn đọc có thể thấy rõ bà Huệ khẳng định chắc chắn về mối quan hệ của bà đối với Bí thư huyện Đại Từ như thế nào:

Chính vì tin tưởng rằng bà Huệ là người có mối quan hệ “thân tình” đặc biệt với ông Phúc nên doanh nghiệp không ngần ngại chuyển nhiều tỉ đồng vào tài khoản cá nhân của bà Huệ. Và nhờ đó mọi chuyện kinh doanh cũng được thuận lợi.

Điều đáng nói là mặc dù bà Huệ có công ty riêng và đứng ra vận chuyển than, quặng xít từ mỏ của công ty Yên Phước nhưng tiền thanh toán hàng chục tỉ đồng lại phải trả thẳng vào tài khoản cá nhân của bà Huệ chứ không thông qua tài khoản của công ty Uyên Hiển. Cho thấy, bà Huệ  có dấu hiệu của tội trốn thuế với giá trị rất lớn.

Công bộc của nhân dân!?

Cũng theo đơn tố cáo, từ ngày 4/3/2019 đến tháng 12/2019, bà Đàm Hương Huệ đòi tăng giá vận chuyển lên 130.000 đồng/tấn, đồng thời ép công ty Yên Phước hạ giá bán than xuống 70.000 đồng/tấn, để bù lại giá cước vận chuyển tăng theo yêu cầu, kèm theo lời nhắn nhủ: “Nếu không lên giá vận chuyển hoặc không cho bà Huệ vận chuyển mà cho người khác vận chuyển, thì sẽ cho thanh tra, kiểm tra, đóng cửa mỏ và cấm xe vận chuyển than qua cầu Đập Tràn Cây Biêu”.

 Do công ty Yên Phước không chấp nhận tăng giá cước vận chuyển theo yêu cầu của bà Huệ nên “liên minh” tan vỡ.

Đến đầu năm 2020, chính quyền huyện, xã đã liên tục vào làm việc kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngay cả trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến căng thẳng nhất, doanh nghiệp vẫn phải tổ chức tiếp đón các đoàn kiểm tra của huyện.

Trong thời gian ngắn, công ty phải tiếp hàng loạt những đoàn kiểm tra của huyện, của xã...

Trong thời gian ngắn, công ty phải tiếp hàng loạt những đoàn kiểm tra của huyện, của xã...

Cụ thể:

1. Ngày 7/1/2020, công ty được triệu tập họp với UBND xã Phú Cường và Phó Chủ tịch huyện Đại Từ.

2. Ngày 27/2/2020, công ty được triệu tập họp tại UBND huyện Đại Từ, do một Phó Chủ tịch huyện chủ trì.

3. Ngày 13/4/2020, công ty được triệu tập họp tại UBND huyện Đại Từ cùng các ban ngành của huyện do một Phó Chủ tịch huyện chủ trì.

4. Ngày 17/4/2020, công ty được triệu tập họp với UBND xã Phú Cường.

5.  Ngày 26/4/ 2020, công ty được triệu tập họp tại UBND xã Phú Cường gồm các ban liên ngành của huyện, xã có khoảng 30 người tham dự.

6. Ngày 28/4/2020, công ty được triệu tập họp tại Nhà văn hóa xã Phú Cường với Công an, quân đội, thuế, quản lý thị trường, phòng tài nguyên môi trường, phòng kinh tế hạ tầng, cảnh sát giao thông, Bí thư, Chủ tịch và các cán bộ xã Phú Cường... Khoảng 40 - 50 người dưới sự chủ trì của một Phó Chủ tịch huyện.

Chặn xe vận chuyển than của công ty Yên Phước để kiểm tra.

Chặn xe vận chuyển than của công ty Yên Phước để kiểm tra.

Ngoài lịch triệu tập họp triền miên công ty còn phải liên tục đón tiếp các đoàn kiểm tra của huyện, xã.  Kiểm tra từ hoạt động khai thác mỏ, hoạt động vận chuyển than, hoạt động xả thải, hoạt động làm đường vận chuyển than nội bộ... Đặc biệt, nhiều cuộc kiểm tra bất ngờ, không có kế hoạch thông báo trước.

Việc “liên minh” vận chuyển giữa bà Đàm Hương Huệ với công ty Đông Bắc Hải Dương vừa tan vỡ thì ngay lập tức có đoàn kiểm tra của huyện, xã kéo đến hành doanh nghiệp cho thấy nội dung đơn tố cáo là có cơ sở. 

Bà Huệ không hề đe dọa suông, sức ảnh hưởng của bà Huệ đối với chính quyền huyện Đại Từ là có thật. Nếu doanh nghiệp chuyển tiền vào tài khoản và đáp ứng các yêu cầu của bà Huệ thì sẽ làm ăn suôn sẻ. Ngược lại, chỉ cần trái ý bà là bị hệ thống chính quyền huyện gây khó dễ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cuối cùng, để bạn đọc có thể khớp nối với nội dung câu chuyện bà Huệ điện thoại đòi tiền công ty Đông Bắc, Báo Nông Nghiệp Việt Nam xin đăng tải ghi âm buổi gặp gỡ ba bên giữa: bà Huệ cùng người cán bộ đang là "Công bộc của nhân dân" với đại diện công ty Đông Bắc. Theo đại diện công ty Đông Bắc Hải Dương (người cung cấp ghi âm này) thì cuộc gặp diễn ra vào ngày 18/4/2020 tại một quán ăn ở Mỹ Yên, Đại Từ.

Câu chuyện xoay quanh những đoàn xe vận tải hàng hóa và khoản tiền hàng chục tỉ mà doanh nghiệp sẽ buộc phải sắp xếp chi ra sớm vì người "Công bộc của nhân dân" đang hết tiền: 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.