| Hotline: 0983.970.780

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan: Mục tiêu là phát triển bền vững

Thứ Sáu 09/11/2018 , 08:19 (GMT+7)

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNN) là bước đệm hỗ trợ thành công cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế lâu dài, bền vững...

Đến nay, Đồng Tháp khẳng định đã đi đúng hướng, giúp SX nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng giảm dần sản lượng và nâng cao chuỗi giá trị từng ngành hàng nhằm bảo đảm tăng thêm lợi nhuận và thu nhập cho người dân.

13-55-43_nh_1_ong_le_minh_hon_bi_thu_tinh_uy_dong_thp
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp

Trong quá trình triển khai thực hiện đề án được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Nhận thức của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nông dân có sự chuyển biến rõ nét, từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, mạnh dạn ứng dụng khoa học, công nghệ trong SX để giảm chi phí SX, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường. Thông qua việc hợp tác, liên kết SX và tiêu thụ nông sản đã hình thành mô hình Hội quán trong nhân dân, nhằm tập hợp các hộ dân cùng nhau bàn bạc, lựa chọn, áp dụng thống nhất quy trình SX, chăn nuôi bảo đảm an toàn, hiệu quả. Từng bước thay đổi tập quán SX cá thể, đơn lẻ, để hình thành các mối quan hệ hợp tác, liên kết sản xuất, tạo vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung và phát triển bền vững.

Đặc biệt tỉnh đã chọn ra được 5 ngành hàng chủ lực: Lúa, xoài, cá tra, vịt và hoa kiểng. Kết quả đã giúp nông dân giảm giá thành SX từ 10 - 20%, tăng thêm lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với SX truyền thống và xây dựng được nhiều nhãn hiệu gạo như: Kim Trường Xuân, Sếu Đỏ, Hương Tràm, Ramsa. Đặc biệt gạo Nosavina đã có mặt trên thị trường Singapore.

13-55-43_nh_2_-_dong_thp_thuc_hien_tccnn_di_du_c_nuoc
TCCNN ở Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao là tỉnh thực hiện đi đầu cả nước

Trong thời gian tới, Đồng Tháp sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đề án giai đoạn đến năm 2020, định hướng năm 2030 theo mục tiêu đã đề ra. Vừa qua, địa phương đã ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm bảo đảm định hướng phát triển bền vững từng ngành hàng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực, địa phương..., nhất là đẩy mạnh kết nối hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người nông dân (thông qua HTX, THT); hỗ trợ nhân rộng các mô hình SX, chăn nuôi hiệu quả; mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao.... Đồng Tháp cũng đã hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước chuyển dịch lao động nông thôn sang khu vực phi nông nghiệp, chuyển từ SX nông nghiệp thuần sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào lợi nhuận thu được hơn là doanh thu đạt được.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.