| Hotline: 0983.970.780

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký: Khắc phục 100% vị trí đê điều đặc biệt xung yếu

Thứ Ba 21/05/2024 , 15:02 (GMT+7)

Nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai ngày càng được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, nhất là đầu tư cho công trình đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Ảnh: Viết Cường.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Ảnh: Viết Cường.

Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa họp giao ban để nghe và cho ý kiến tình hình triển khai Chỉ thị 14-CT/TU ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.

3 năm không có sự cố thiên tai lớn

Phát biểu tại hội nghị, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết Quảng Ninh là địa phương ven biển, địa hình chia cắt mạnh, là một trong những nơi chịu ảnh hưởng lớn của hầu hết các loại hình thiên tai, biến đổi khí hậu. Thực tiễn này đã gây không ít khó khăn cho công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh.

Với nỗ lực không ngừng, trong những năm qua, Quảng Ninh luôn quan tâm thích đáng cho công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và luôn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội với phương châm "3 trước, 4 tại chỗ".

Sau gần 3 năm triển khai Chỉ thị 14 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đó là tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai thể hiện qua sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến địa phương, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang.

Vai trò, năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai được tăng cường. Các quy định, quy phạm yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai được thực hiện đồng bộ, thống nhất ở các cấp và dần đi vào nền nếp. Lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai các cấp được đào tạo theo hướng ngày càng chuyên nghiệp. Nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai ngày càng được quan tâm, nhất là đầu tư cho công trình đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão…

Công tác thông tin, cảnh báo về thời tiết, thiên tai; việc chỉ đạo phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo kịp thời, phù hợp. Công tác phổ biến, tuyên truyền được tăng cường, tạo sự chuyển về nhận thức và kỹ năng phòng, chống thiên tai của người dân. Công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai từ tỉnh đến các địa phương cũng được thực hiện kịp thời, huy động được sự vào cuộc của người dân và cả hệ thống chính trị theo phương châm "4 tại chỗ".

Tuyến đê Hà Nam (thị xã Quảng Yên) được xây dựng đạt tiêu chuẩn đê cấp III, có khả năng chống được bão cấp 10, tần suất triều cường 5%. Ảnh: Tiến Thành.

Tuyến đê Hà Nam (thị xã Quảng Yên) được xây dựng đạt tiêu chuẩn đê cấp III, có khả năng chống được bão cấp 10, tần suất triều cường 5%. Ảnh: Tiến Thành.

Qua thảo luận, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương trong thực hiện Chỉ thị 14 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mang lại kết quả rõ nét.

"Gần 3 năm qua không có sự cố thiên tai lớn. Thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra ngày càng giảm so với giai đoạn trước, góp phần giữ được địa bàn an toàn, ổn định, phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tư tưởng chủ quan, lơ là trong phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn của một số bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nghiệp; chất lượng xây dựng một số kịch bản, phương án cũng như cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp khi có sự cố xảy ra còn ở mức độ; năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chưa được kịp thời, sát thực tiễn...", ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhìn nhận.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu

Năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp gồm cả nắng nóng, hạn mặn, dông lốc, mưa đá hơn mức bình thường, đặc biệt là bão, lũ, ngập lụt xuất hiện nhiều, tập trung vào nửa cuối năm. Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai năm 2024.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh, phòng chống thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của người đứng đầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó, hành động sớm, chủ động trước thiên tai, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác để chủ động và tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

Mục tiêu cao nhất là giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người dân trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét; phát triển bền vững; xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai; kiện toàn tổ chức lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai theo hướng tinh gọn và chuyên nghiệp; nâng cao năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai kịp thời đạt trình độ tiên tiến; tuyệt đối không để xảy ra tai nạn giao thông thủy, tàu nghỉ đêm trên vịnh, tham quan vịnh do thời tiết xấu, cực đoan mà có liên quan đến sự chủ quan.

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở của người dân đủ khả năng chống chịu trước thiên tai theo mức thiết kế. Tập trung khắc phục, xử lý 100% vị trí trọng điểm đê điều đặc biệt xung yếu; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp hồ đập thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp. 100% khu vực trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai được theo dõi, giám sát chủ động, nhất là các điểm nguy cơ sạt lở lớn trên tuyến đường, ngầm tràn, bãi thải mỏ được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát; 100% tàu cá đánh bắt vùng khơi và vùng lộng được lắp đặt hệ thống giám sát, bảo đảm thông tin liên lạc.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối vối công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, gắn trách nhiệm người đứng đầu và cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nhất là thời điểm trước mùa mưa lũ đang đến gần.

Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin thường xuyên, liên tục, sâu rộng, đảm bảo việc truyền tải thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất, chính xác nhất cho người dân. Nâng cao năng lực cảnh báo sớm, chất lượng dự báo thông tin phục vụ việc chỉ đạo, điều hành phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, đến người dân, doanh nghiệp đảm bảo kịp thời, phù hợp, kịp thời, chính xác. Phát triển và hiện đại hóa, tự động hóa mạng lưới quan trắc chuyên dùng. Đẩy mạnh xã hội hóa, dịch vụ hóa một số hoạt động khí tượng thủy văn và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc theo dõi, giám sát thông tin để nâng cao chất lượng dự báo thời tiết, thiên tai.

"Trong công tác phòng, chống thiên tai, cần đổi mới tư duy cách tiếp cận theo tinh thần quản trị, quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu để xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó và phục hồi tái thiết", ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh.

Xem thêm
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Đinh Tiến Dũng

Chiều 25/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Đinh Tiến Dũng.

Đồng Tháp xây dựng Đề án tiên phong về 'tam nông'

Mục tiêu đề án nhằm đưa Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong kiểu mẫu về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh đến năm 2030.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Tác giả của 'quả bom bán bản quyền giống' nói về truyền thông chân chính

Lúc tôi sang trường, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm tất tả từ đồng về, mặt lo âu: 'Cô đang cho gặt dòng mẹ đóng bao chờ chở về nhưng gặp mưa sẽ phải hong đây'.

Bình luận mới nhất