| Hotline: 0983.970.780

Biển an toàn vẫn chưa đủ, ngư dân cần là tôm cá khai thác, nuôi trồng đã 'sạch' chưa?

Thứ Ba 23/08/2016 , 09:35 (GMT+7)

“Hiện chưa có một công bố nào cụ thể về chất lượng nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) nên các hộ nuôi ngao trên địa bàn xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà vẫn để trắng đầm, còn những hộ nuôi cá liều như chúng tôi có nuôi cũng cầm chừng, không dám đầu tư vì sợ thua lỗ”, anh Nguyễn Văn Lý nhấn mạnh.

Sau khi Bộ TN-MT thông báo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế “đều nằm trong quy định tiêu chuẩn môi trường cho cho phép”, PV NNVN đã có cuộc khảo sát ý kiến đánh giá của người dân thị xã Kỳ Anh về kết quả công bố của Bộ TN-MT.

Hầu hết bà con cho rằng, nếu chỉ công bố nước biển an toàn để tắm thì chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, đặc biệt là đối với những ngư dân trực tiếp khai thác, nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, một trong những địa phương đầu tiên phát hiện hiện tượng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt hồi giữa tháng 4/2016. Anh Nguyễn Quang Sâm, thôn Tây Hà, xã Kỳ Hà cho biết, sự cố Formosa xả thải ra biển đã khiến gia đình anh mất trắng gần 6 tạ cá hồng mỹ; 26 vạn con tôm thẻ chân trắng và hàng nghìn con cua giống. Tổng thiệt hại ước hơn 150 triệu đồng, chưa kể tiền thức ăn.

“Sau khi thảm họa xảy ra, các cấp chính quyền về khảo sát, thống kê để làm cơ sở hỗ trợ, đền bù nhưng đến nay chúng tôi mới chỉ nhận được một ít gạo. Sáng nay nghe Bộ TN-MT công bố các bãi biển an toàn chúng tôi rất mừng nhưng kết quả đó chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Cái chúng tôi cần nhất hiện nay là cơ quan chức năng công bố nước biển NTTS đã an toàn chưa; nuôi cá, tôm có ảnh hưởng gì không”, anh Sâm nói.

16-37-34_3
Người nuôi ngao Kỳ Hà đang chờ cơ quan chức năng công bố nước biển an toàn để thả nuôi vụ mới

 

Theo anh Sâm, đến nay cơ quan chức năng chưa công bố hải sản và nguồn nước NTTS an toàn hay chưa là quá chậm. Nếu kéo dài thời gian công bố không may hải sản còn ô nhiễm thì càng phức tạp hơn, thêm nữa người NTTS phải đầu tư nuôi trồng trong tư tưởng không ổn định, vừa nuôi vừa sợ dẫn đến thiệt hại càng thêm nặng nề.

Khoảng một tháng sau khi Formosa xả thải mặc dù cơ quan chức năng chưa đưa ra khuyến cáo thả nuôi, tuy nhiên vì đổ quá nhiều vốn liếng vào ao đầm, gánh chịu thiệt hại lớn nên anh Sâm tiếp tục vay thêm 80 triệu đồng thả nuôi 5.000 con cá chim, cá vược, cá mú. Hiện, 2 tấn cá sắp cho thu hoạch nhưng đầu ra hoàn toàn chưa có.

Dè dặt hơn anh Sâm, anh Nguyễn Văn Lý, thôn Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, chỉ dám đầu tư 45 triệu đồng mua giống cá hồng mỹ, cá chẽm, cá mú thả nuôi. Anh Lý nói: “Dù biết thả nuôi cá thời điểm này như “đánh bạc” nhưng trót đâm lao phải theo lao, giữ lấy cái nghề để lấy tiền trả nợ ngân hàng”. Hiện gia đình anh đang nợ ngân hàng và lãi ngoài trên 300 triệu đồng.

“Hiện chưa có một công bố nào cụ thể về chất lượng nước NTTS nên các hộ nuôi ngao trên địa bàn xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà vẫn để trắng đầm, còn những hộ nuôi cá liều như chúng tôi có nuôi cũng cầm chừng, không dám đầu tư vì sợ thua lỗ”, anh Nguyễn Văn Lý nhấn mạnh.

Đối với các hộ ngư dân trực tiếp ra khơi, nguyện vọng lớn nhất của bà con là xác định được vùng biển khai thác an toàn. Ông Lê Xuân Đồng (56 tuổi), thôn 2 Tân Phúc Thành, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh nói: “Biển giờ tắm được thì đã hết mùa hè, cái chúng tôi cần biết là vùng biển nào an toàn, cá đánh về dân an tâm mua sử dụng”.

16-37-34_1
Ông Lê Xuân Đồng kiến nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng công bố vùng biển đánh bắt an toàn

Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.